Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non biểu hiện trong quan hệ với bản thân mình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 87 - 89)

hiện trong quan hệ với bản thân mình

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đưa con người từng bước chiếm lĩnh những đỉnh cao mới của tri thức. Việc dạy học khơng cịn chủ yếu dựa vào các phương pháp truyền thống với phấn, bảng, bút nữa mà còn kết hợp trên các thiết bị điện tử. Đòi hỏi người dạy phải năng động, tự lập, tự học, tự nghiên cứu, tự sáng tạo. Nhận thức được tầm quan trọng đó để đưa GDMN

của nước nhà bắt kịp với cách mạng tri thức, góp phần đào tạo ra "những con người xã hội chủ nghĩa", người GVMN ở nước ta ln tích cực chủ động sáng tạo, nỗ lực, tự giác học tập. Không ngừng tự hồn thiện bản thân mình cả về phẩm chất và năng lực chuyên môn. Theo thống kê của Vụ nhà giáo: số GVMN trong cả nước đạt chuẩn chiếm 99,16% (năm học 2017 - 2018) đã tăng 1,34% so với năm học 2016 - 2017, số giáo viên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Việc GVMN chủ động ứng dụng các phần mềm tin học: E-learning, Kidsmart… ngày càng trở nên phổ biến trong dạy học trẻ mầm non. Đây là một trong các tiêu chuẩn về thước đo ý thức đạo đức của người GVMN.

Khi được hỏi "Đánh giá các chuẩn mực ĐĐNN của người GVMN trong quan hệ với bản thân" đã thu được các tỉ lệ như sau:

1. Có lối sống, tác phong mẫu mực của một nhà giáo: đồng ý chiếm 72,14% 2. Ln tự kiểm điểm, tự phê bình, rút ra kinh nghiệm: đồng ý chiếm 69,2% 3. Tính ngay thẳng và trung thực: đồng ý chiếm 64,7%

4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn: đồng ý chiếm 89,3% [Phụ lục 2].

Từ kết quả điều tra trên chúng ta thấy chuẩn mực “Khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn” được người GVMN đặt ở vị trí cao nhất. Điều này cho thấy họ khơng tự bằng lịng với kiến thức mà mình mà ln xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của mỗi cá nhân cần tự học, nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức nhà giáo.

Có thể nói, đội ngũ GVMN trên cả nước đã để lại trong lòng quần chúng nhân dân về hình ảnh cơ giáo có tác phong, lối sống mẫu mực trong giao tiếp với học sinh, phụ huynh, nhân dân nơi sinh sống. Được nhân dân tín nhiệm bầu vào các cơ quan đại diện cho nhân dân: HĐND cấp xã, phường, tỉnh, thành phố. Nhiều cô sau thời gian công tác được Nhà nước cho nghỉ chế độ vẫn mệt mài, say mê tham gia các công tác xã hội nơi mình sinh sống.

Đối với việc chống bệnh tiêu cực, thành tích trong giáo dục. Nhận thức vai trò là chủ thể trực tiếp thiết kế, hình thành nhân cách trẻ mầm non, đội ngũ

GVMN đã chủ động thực hiện tốt Nghị quyết 33/2006/TT-TTg về “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, công bằng, khách quan trong đánh giá chất lượng giáo dục; xây dựng lối sống trong sạch, giản dị đúng với phẩm chất người giáo viên trong xã hội XHCN.

Khi được hỏi "Thái độ của bản thân trước hiện tượng tiêu cực trong giáo dục?", có tới 75,7% ý kiến kiên quyết phản đối, 17% khơng có ý kiến gì khác [Phụ lục 2]. Điều này thấy rõ lập trường của người GVMN dù trong hồn cảnh nào vẫn ln giữ vững phẩm chất phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực của một người giáo viên nhân dân.

Bên cạnh đó phẩm chất dũng cảm cũng được người GVMN đánh giá cao. Thật vậy, có những cơ giáo đã dũng cảm khơng màng tới tính mạng, hạnh phúc bản thân mình để bảo vệ tuyệt đối sự an tồn cho trẻ. Đó chính là hành động đáng được tuyên dương của 4 giáo viên trường mầm non An Hiệp (huyện Tuy An, Phú Yên) đã bảo vệ sự an toàn cho 15 trẻ mầm non khi lũ bất ngờ ập về, với tinh thần "thà chết chứ không thể để học sinh bé bỏng bị lũ cuốn trôi được". Biểu dương việc làm đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư khen ngợi: "Thật cảm động trước suy nghĩ của các cơ giáo thà cơ chết chứ khơng để trị chết. Thay mặt Chính phủ, tơi gửi lời biểu dương, khen ngợi các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp và người dân địa phương đã tham gia cứu giúp các cháu" [87]. Đây là hành động xuất phát từ con tim, tình cảm chân thực của người giáo viên, từ lòng yêu nghề, mến trẻ. Chính tình cảm đạo đức đó đã tạo nên sức mạnh vô địch giúp các cô giáo của chúng ta vượt qua tất cả mọi sự nguy hiểm tất cả vì tương lai, vì hạnh phúc gia đình trẻ mầm non.

3.1.2. Những hạn chế trong đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc) (Trang 87 - 89)