Chủ thể của hoạt động mua bán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 33)

1 .Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật mua bán doanh nghiệp

1.2.2.1. Chủ thể của hoạt động mua bán doanh nghiệp

- Chủ thể bán doanh nghiệp

Về nguyên tắc, chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, do đặc thù chủ sở hữu là Nhà nƣớc, một chủ thể đặc biệt nên xác định cơ quan, tổ chức nào đại diện cho bên bán doanh nghiệp Nhà nƣớc phải đƣợc quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật.

Ví dụ, Bộ Luật Dân sự Liên bang Nga quy định về chủ thể hợp đồng MBDN nhà nƣớc cụ thể:

Trong MBDN nhà nƣớc, bên mua là chủ thể chung trong các hợp đồng dân sự: cá nhân, tổ chức (Điều 17, điều 48) và một số doanh nghiệp nhà nƣớc khác. Bên bán đại diện cho Nhà nƣớc (là Chính phủ, cơ quan Liên bang về quản lý tài sản quốc gia, các cơ quan liên bang hành pháp khác, cơ quan thuộc chủ thể liên bang và cơ quan vùng tự trị).7

- Chủ thể mua doanh nghiệp

7

Федеральный закон от 21 декабря 2001 г. N 178-ФЗ "О приватизации государственного и муниципального имущества" - С изменениями и дополнениями от 7 декабря 2011

24

Chủ thể mua lại doanh nghiệp tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện về tƣ cách chủ thể mua doanh nghiệp. Pháp luật một số nƣớc có thể quy định một số điều kiện về chủ thể mua doanh nghiệp, ví dụ pháp luật Việt Nam quy định các chủ thể khơng có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp và một số đối tƣợng khác không đƣợc mua doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc.

Bên mua doanh nghiệp có thể chính là các chủ sở hữu doanh nghiệp khi nhận chuyển nhƣợng phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp khác. Bên mua có thể là các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu và có quyền mua doanh nghiệp. Bên mua doanh nghiệp có thể là bên mua chiến lƣợc, bên mua thực hiện nhiều lần, bên mua thực hiện một lần, bên mua lần đầu, bên mua tài chính. Đặc biệt, bên mua doanh nghiệp có thể là Chính phủ, các cơ quan tài chính, cơ quan bảo hiểm trong những trƣờng hợp mua lại doanh nghiệp để đảm bảo an ninh kinh tế.

Ở Việt Nam, pháp luật cạnh tranh quy định: Trƣờng hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn ít nhất một năm khơng bị coi là tập trung kinh tế hoặc nếu doanh nghiệp mua lại khơng thực hiện quyền kiểm sốt hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khn khổ bắt buộc để đạt đƣợc mục đích bán lại đó.

Bên mua doanh nghiệp có thể mua doanh nghiệp bằng việc mua lại hoặc nhận chuyển nhƣợng cổ phần, phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp.

Với những lĩnh vực ngành nghề kinh doanh tài chính, ngân hàng, pháp luật sẽ giới hạn tỷ lệ cổ phần, phần vốn nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sở hữu. Do vậy, quy định pháp luật về chủ thể mua bán doanh nghiệp phải đƣa ra các tiêu chí để nhận diện nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và quy định những giới hạn về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp. Pháp luật của Việt Nam đã đƣa ra định nghĩa về nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng các khái niệm này không thống nhất với nhau, khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy định của

25

Luật Đầu tƣ (2020) không chỉ rõ tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Trong khi đó, một số quốc gia nhƣ Trung Quốc đã quy định rõ ràng về “doanh nghiệp nội địa đƣợc xác định là doanh nghiệp khơng có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi (dƣới 25%)”

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)