Hình thức của hoạt động mua bán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 34 - 35)

1 .Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật mua bán doanh nghiệp

1.2.2.3. Hình thức của hoạt động mua bán doanh nghiệp

Có hai hình thức MBDN phổ biến hiện nay là mua bán toàn bộ doanh nghiệp và mua bán một phần doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ thể có thể mua bán doanh nghiệp thơng qua hình thức mua bán tài sản của doanh nghiệp

a. Mua bán toàn bộ doanh nghiệp

Mua bán toàn bộ doanh nghiệp là việc bên bán chuyển nhƣợng có thu tiền toàn bộ doanh nghiệp cho bên mua hay bên mua tiến hành mua lại toàn bộ doanh nghiệp của bên bán. Việc mua toàn bộ doanh nghiệp trong trƣờng hợp này đặt ra hai vấn đề:

- Thứ nhất, việc mua bán diễn ra trực tiếp thơng qua q trình đàm phán, ký kết hợp đồng, vì vậy phải có sự đồng ý của bên bán, bên mua mới có thể tiến hành giao dịch. Bên bán sẽ phải tiến hành thủ tục họp hội đồng thành viên hoặc hội đồng cổ đông để thông qua quyết định bán doanh nghiệp. Nhƣ vậy hình thức mua bán trực tiếp chỉ áp dụng trong trƣờng hợp bán các loại hình doanh nghiệp một chủ sở hữu nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty TNHH một thành viên, doanh nghiệp tƣ nhân hoặc các mơ hình doanh nghiệp có ít sự tham gia của các thành viên.

- Thứ hai, mua bán toàn bộ doanh nghiệp tạo ra một áp lực lớn về tài chính đối với bên mua. Nhu cầu tài chính tại thời điểm giao dịch là rất lớn địi hỏi bên mua phải có năng lực tài chính đầy đủ. Từ đó có thể thấy đối tƣợng của việc mua bán trực tiếp toàn bộ doanh nghiệp thƣờng là những doanh nghiệp có quy mơ vốn vừa và nhỏ, nằm trong phạm vi tài chính của bên mua. Việc mua bán toàn bộ doanh nghiệp đƣợc thực hiện thông qua hợp đồng MBDN.

b. Mua bán một phần doanh nghiệp

Mua bán một phần doanh nghiệp là việc bên mua tiến hành mua lại một phần tài sản của doanh nghiệp đủ để kiểm soát, chi phối một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Về cơ bản, mua bán một phần doanh nghiệp chính là hình thức mua bán tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc mua bán tài sản này đặc biệt ở

27

chỗ nó dẫn đến hệ quả là bên mua đƣợc kiểm soát và chi phối một ngành, nghề của doanh nghiệp mục tiêu. Nhƣ vậy, mua bán một phần doanh nghiệp là việc bên bán chuyển giao một phần tài sản của doanh nghiệp, chuyển giao một phần quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, chuyển giao một phần ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu cho bên mua. Có hai vấn đề đặt ra đối với hình thức mua bán một phần doanh nghiệp nhƣ sau:

- Thứ nhất, việc mua bán không làm chấm dứt tƣ cách pháp lý của doanh nghiệp bị mua lại. Sau khi giao dịch mua bán trong trƣờng hợp này thành công, doanh nghiệp bị mua lại vẫn tiến hành kinh doanh bình thƣờng trong những lĩnh vực cịn lại của mình. Đối với doanh nghiệp bên mua, họ sẽ phải xử lý một tài sản mới, có tính chất phức tạp hơn so với tài sản thông thƣờng nếu giao dịch mua bán kèm theo việc tiếp tục sử dụng ngƣời lao động.

- Tài sản đƣợc mua lại trong giao dịch này có vai trị độc lập và thƣờng sẽ có giá trị lớn đối với doanh nghiệp bị mua lại. Vì vậy, khi quyết định bán tài sản phải có sự đồng ý của các thành viên góp vốn hoặc các cổ đơng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nếu xét về bản chất, việc mua bán cổ phần, phần vốn góp để nắm quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng đƣợc coi là một hình thức của MBDN. Nhƣ đã phân tích ở trên, khơng phải mọi trƣờng hợp mua bán chuyển nhƣợng phần vốn góp, chuyển nhƣợng cổ phần đều đƣợc coi là MBDN. Chỉ đến khi nào bên mua, bên nhận chuyển nhƣợng phần vốn góp, cổ phần sở hữu một tỷ lệ nhất định theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu thì khi đó, giao dịch này mới đƣợc coi là một thƣơng vụ MBDN (mặc dù không đƣợc thể hiện rõ ràng là hợp đồng MBDN).

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)