Hoàn thiện quy định về thủ tục mua bán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 72)

1 .Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Hoàn thiện quy định về thủ tục mua bán doanh nghiệp

Hiệu quả pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa đƣợc củng cố và tăng cƣờng phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau trong đó có điều kiện hệ thống pháp luật thực định phải đảm bảo tính tồn diện, đồng bộ, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế-xã hội. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ thể tham gia vào quan hệ MBDN, Luật doanh nghiệp 2020 – với tƣ cách là văn bản có hiệu

65

lực pháp lý cao nhất cần bổ sung thêm quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Hiện nay, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhƣợng tồn bộ phần vốn góp của mình cho một ngƣời khác. Ngƣời nhận chuyển nhƣợng toàn bộ phần vốn góp của các thành viên cơng ty trách nhiệm hữu hạn sẽ trở thành chủ sở hữu cơng ty. Đây là hình thức mua bán tồn bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp mới hình thành phải thay đổi về hình thức pháp lý và chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp (2020) chƣa dự liệu đƣợc quy định về thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là hệ quả của mua bán doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp (2020) cần bổ sung quy định về chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Luật Doanh nghiệp (2020) đã có quy định về chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngƣợc lại và khơng có cơ sở khoa học để giải thích lý do tại sao công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không đƣợc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Vì vậy, bổ sung quy định quy định về chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ tạo ra sự nhất quán và đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tƣ khi cùng lựa chọn mơ hình cơng ty đối vốn để kinh doanh ở Việt Nam và tiết kiệm chi phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi nhà đầu tƣ phải đi đƣờng vòng để đến cùng một đích.

3.2.5. Hồn thiện quy định về kiểm sốt hoạt động mua bán doanh nghiệp

Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia đối với MBDN đã chỉ rõ họ luôn chú trọng điều chỉnh pháp luật đối với tác động tiêu cực của MBDN đến nền kinh tế-xã hội. Vì vậy, các quốc gia chủ yếu điều chỉnh MBDN từ góc độ pháp luật cạnh tranh. Diễn giải cụ thể hơn, có thể khẳng định: Để có thể thực hiện đƣợc một thƣơng vụ MBDN, các nhà đầu tƣ phải áp dụng đúng các quy định pháp luật cạnh tranh vào từng thƣơng vụ MBDN. Nếu thƣơng vụ MBDN đó chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh thì các nhà đầu tƣ có thể khơng thực hiện đƣợc thƣơng vụ MBDN và ngƣợc lại. Vì vậy, xây dựng, hồn thiện các quy định pháp

66

luật cạnh tranh là một yêu cầu tiên quyết trong tổng thể cơng cuộc hồn thiện pháp luật về MBDN. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam điều chỉnh đối với MBDN - với tính chất là một hành vi tập trung kinh tế, bao gồm:

Một là, thay đổi quy định về tiêu chí kiểm sốt tập trung kinh tế từ tiêu chí

thị phần, kết hợp với doanh thu và tổng tài sản sang tiêu chí doanh thu kết hợp với tiêu chí thị phần.

Kiểm sốt tập trung kinh tế qua tiêu chí thị phần khơng bị thay đổi về thời gian. Việc sử dụng tiêu chí thị phần để xác định ngƣỡng thông báo tập trung kinh tế sẽ giúp cơ quan cạnh tranh có đƣợc đánh giá ban đầu chính xác hơn về khả năng gây hạn chế của vụ việc. Tuy nhiên, thực sự là khó khăn cho doanh nghiệp khi phải tiến hành công việc xác định đƣợc thị phần kết hợp để thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế. Bởi vì muốn xác định đƣợc thị phần thì cơng việc đầu tiên doanh nghiệp phải xác định là xác định đƣợc thị trƣờng liên quan. Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề, việc bóc tách để xác định thị trƣờng liên quan rất phức tạp. Khi chƣa xác định đƣợc thị trƣờng liên quan thì khơng thể tính đƣợc thị phần của doanh nghiệp trên thị trƣờng liên quan. Do đó, các tài liệu tổng hợp kinh nghiệm thực thi quy định về tập trung kinh tế của các tổ chức nhƣ ICN và OECD đều khơng khuyến khích việc áp dụng hệ thống thơng báo tập trung kinh tế sử dụng tiêu chí thị phần.

Những điểm thuận lợi khi Việt Nam lựa chọn tiêu chí doanh thu để xác định ngƣỡng thơng báo tập trung kinh tế là doanh nghiệp có thể dễ dàng cung cấp số liệu về doanh thu của các bên tham gia tập trung kinh tế và phù hợp với thơng lệ quốc tế vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng tiêu chí doanh thu để xác định ngƣỡng thông báo tập trung kinh tế. Ngƣỡng doanh thu để thông báo tập trung kinh tế phụ thuộc vào quy mô của nền kinh tế. Một nền kinh tế quy mơ nhỏ thì các doanh nghiệp thƣờng có doanh thu thấp và ngƣợc lại. Bên cạnh những ƣu điểm thì ngƣỡng thông báo tập trung kinh tế sử dụng các tiêu chí khách quan nhƣ doanh thu của các bên tham gia tập trung kinh tế có những điểm hạn chế vì khơng tính đến đặc thù của từng lĩnh vực giao dịch. Vì vậy, các cần phải cân nhắc để đƣa ra ngƣỡng thông báo tập trung kinh tế phù hợp với nền kinh tế

Do đó, kiểm sốt MBDN ở Việt Nam sẽ thực hiện theo hƣớng:

- Áp dụng cả hai tiêu chí doanh thu và thị phần, theo đó, nếu các doanh nghiệp tham gia MBDN chỉ cần nằm trong ngƣỡng doanh thu hoặc đạt tới tỷ lệ thị

67

phần kết hợp bị cấm đều không đƣợc thực hiện các thƣơng vụ MBDN, trừ những trƣờng hợp đƣợc miễn trừ;

- Tính tốn ngƣỡng doanh thu cụ thể, hợp lý để các doanh nghiệp phải thơng báo trƣớc khi MBDN. Ngƣỡng doanh thu đó khơng q cao để bỏ sót các thƣơng vụ MBDN chƣa đạt tới mức doanh thu đó nhƣng vẫn ảnh hƣởng đến cạnh tranh trên thị trƣờng hoặc ngƣỡng doanh thu đó khơng q thấp để cơ quan quản lý cạnh tranh phải quá tải trong việc kiểm soát hoạt động MBDN.

Hai là, quy định về kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam nên tập trung

trong một văn bản pháp luật là Luật cạnh tranh để thuận lợi trong q trình thực thi pháp luật. Khi đó xây dựng tiêu chí kiểm sốt tập trung kinh tế phải tính tới mối liên hệ và phù hợp với hoạt động MBDN trong một số lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến an ninh kinh tế nhƣ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm để tránh sự xung đột pháp luật và đảm bảo giữ vững an ninh kinh tế, duy trì trật tự cạnh tranh trên thị trƣờng.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Thị trƣờng MBDN chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi khung khổ pháp lý đƣợc xây dựng đồng bộ; có sự giám sát, điều tiết hoạt động MBDN và phối hợp của cơ quan có thẩm quyền về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động MBDN. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên các khía cạnh liên quan đến mua bán doanh nghiệp gồm có: Hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh; Cục đăng ký sở hữu trí tuệ, Cục đăng ký sở hữu công nghiệp đối với các doanh nghiệp có liên quan; Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Cơng thƣơng; Ủy ban chứng khốn nhà nƣớc thuộc Bộ Tài chính; Tổng cục thuế; Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động, môi trƣờng, đất đai; Các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực có liên quan nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, kiểm tốn, viễn thơng… Các cơ quan này phải có sự phối hợp với cơ quan quản lý cạnh tranh về kiểm soát tập trung kinh tế nói chung và kiểm sốt MBDN nói riêng.

Do vậy, hiện nay, chƣa có cơ chế phối hợp và trao đổi thơng tin giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nƣớc về MBDN dẫn đến việc nắm bắt các thông

68

tin về tập trung kinh tế khó khăn và số liệu thu thập đƣợc chƣa đầy đủ. Nhiều thƣơng vụ mua bán với đối tƣợng là các công ty niêm yết đƣợc thực hiện thông qua Sở Giao dịch chứng khoán tập trung hoặc giao dịch thỏa thuận và những giao dịch này không đƣợc thống kê tại các cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong tƣơng lai gần, Nhà nƣớc phải có cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan này để các cơ quan đó thực hiện hoạt động giám sát, điều tiết quản lý nhà nƣớc về MBDN một cách chuyên nghiệp, thủ tục nhanh, thuận lợi cho các bên MBDN đồng thời bảo vệ cạnh tranh trên thị trƣờng và lợi ích chung của nền kinh tế - xã hội.

3.3.2. Đối với bên bán

Bên bán doanh nghiệp cần định giá chính xác đƣợc giá trị của doanh nghiệp mình để có thể dễ dàng trong quá trình thỏa thuận, đàm phán và ký kết hợp đồng với bên mua. Bởi khơng chỉ dƣới góc độ cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp phải tiến hành bán doanh nghiệp của mình vì đang trong quá trình tiến tới phá sản. Việc xác định đƣợc giá trị của mình sẽ giúp doanh nghiệp thu lại nguồn vốn tối ƣu nhất, đảm bảo quyền lợi cho chính mình và những ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời bên bán cũng cần thỏa thuận rõ ràng với bên mua về các điều khoản trong hợp đồng MBDN liên quan đến việc chuyển giao những ngƣời lao động đang thuộc quản lý của doanh nghiệp mình.

3.3.3. Đối với bên mua

Bên mua doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về doanh nghiệp đƣợc mua bán. Từ đó có thể đạt đƣợc mục đích cao nhất của hoạt động MBDN. Ngồi ra, chủ thể MBDN nên tìm hiểu rõ về quyền đƣợc MBDN của mình, tránh trƣờng hợp MBDN xong nhƣng sau khi hoạt động thì bị dừng hoặc cấm quản lý, hoạt động doanh nghiệp do thuộc đối tƣợng không đƣợc quản lý doanh nghiệp.

Tóm lại đối với bên mua doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ các quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của mình. Cũng nhƣ các thủ tục thực hiện mua MBDN làm cơ sở pháp lý thực hiện nhanh chóng và đúng quy định về MBDN.

69

3.3.4. Đối với các cổ đông, thành viên trong doanh nghiệp

Phải lấy ý kiến cổ đơng trƣớc bằng nhiều hình thức: văn bản, xác nhận mail…, kể cả nhóm cổ đơng thiểu số một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và công bố công khai, nghiên cứu kỹ phƣơng án mua bán có ảnh hƣởng đến quyền lợi cổ đơng nhƣ về: giá cổ phiếu có thay đổi, tỉ lệ hốn đổi có phù hợp, mơi trƣờng kinh doanh mới và chế độ trả cổ tức phù hợp không kém hơn môi trƣờng kinh doanh doanh nghiệp trƣớc khi mua bán, chế độ nhân sự và ngƣời tham gia quản lý phải tƣơng xứng đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật, thẩm định giá bán phù hợp, tránh thất thốt làm thiệt hại lợi ích của cổ đông, trƣờng hợp cổ đông không đồng ý với phƣơng án mua bán có thể bán lại cho cổ đông khác hoặc bán lại công ty với giá thỏa thuận cho doanh nghiệp làm cổ phiếu quỹ.

Cổ đông thiểu số trong công ty là bộ phận yếu thế mà pháp luật cần có những quy định hợp lý để bảo vệ quyền lợi của họ, phải thông báo kịp thời và đầy đủ các quyền mà họ đƣợc hƣởng trong doanh nghiệp, trƣờng hợp doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của cổ đông thiểu số phải bị xử đối với ngƣời đứng đầu doanh nghiệp nặng hơn, Ngƣời quản lý doanh nghiệp thực hiện đầy đủ và trách nhiệm với cổ đơng, có tâm và có tầm vì mục đích chung, khơng vì lợi ích riêng của mình mà gây ảnh hƣởng đến cổ đơng khác, nhất là quyết định vấn đề MBDN liên quan đến cổ đông thiểu số.

3.3.5. Đối với người lao động của doanh nghiệp và các chủ nợ

Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật về thông báo kịp thời cho ngƣời lao động và chủ nợ khi tiến hành mua bán. Đồng thời đƣa phƣơng án hài hịa lợi ích của ngƣời lao động về các chế độ, lƣơng, phụ cấp và thay đổi nhân sự…hậu mua bán, phƣơng án lao động phải thật sự chi tiết nhằm mục tiêu đảm bảo quyền ngƣời lao động theo luật định, việc này giữ ổn định nhân sự từ đó nhân sự mới yên tâm cho vị trí hiện tại của mình và tồn tâm cống hiến cho sự phát triển doanh nghiệp trong tƣơng lai.

Đối với chủ nợ có giải pháp dung hịa khi trả nợ, trả một phần sau đó mua bán đƣợc trả tiếp và pháp luật cần có chế tài mạnh hơn khi xử lý đối với các trƣờng hợp

70

vi phạm nghĩa vụ cam kết nợ và trả nợ, có thể xem xét mức độ về pháp luật hình sự khi muốn “xù nợ” đối với các khoản nợ của chủ nợ trong doanh nghiệp.

Giải quyết tốt vấn đề ngƣời lao động và quyền của chủ nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp thời kỳ trong và hậu mua bán sẽ thuận lợi cho kế hoạch phát triển sau này, kiểm soát đƣợc rủi ro biến động nhân sự trong giai đoạn đầu khó khăn, giữ đƣợc ngƣời giỏi – ngƣời làm đƣợc việc đồng thời giảm bớt ngƣời làm việc không hiệu quả thông qua việc sàng lọc nhân sự ban đầu, loại trừ kiện tụng với chủ nợ tránh gây hoang mang trong doanh nghiệp và ảnh hƣởng không tốt đối với dƣ luận xã hội, giúp cho doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh tốt trong tƣơng lai.17

17

Trần Tấn Tài (2018), Pháp luật về mua bán doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2018, Tr.44

71

Kết luận chƣơng 3

Từ những bất cập ở phần thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về MBDN và thực trạng thực hiện hoạt động MBDN trên thực tế tác giả đã đƣa ra định hƣớng hoàn thiện và một số kiến nghị, giải pháp hồn thiện pháp luật MBDN.

Theo đó, việc xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật về MBDN phải tạo thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, tuy nhiên vẫn phải nằm trong khuôn khổ và quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động này. Ngoài ra, việc xây dựng các quy định pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế hiện tại trong quy định của pháp luật hiện hành nhƣ: Pháp luật cần quy định rõ điều kiện đối với chủ thể bên mua doanh nghiệp theo hƣớng chủ thể mua doanh nghiệp phải thuộc các đối tƣợng đƣợc thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020; nên có quy định về mua bán hợp tác xã để tạo khung pháp lý và tạo điều kiện cho loại hình này; về nội dung của hoạt động mua bán doanh nghiệp, cụ thể là nội dung của hợp đồng MBDN nên bổ sung một số điều khoản về trách nhiệm của hai bên với bên thứ ba, thông tin hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trách nhiệm của các bên khi vi phạm thỏa thuận,… việc quy định nhƣ vậy sẽ giúp bảo vệ lợi ích của hai bên một cách tốt nhất. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất cần bổ sung thêm quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)