Kiểm soát hoạt động mua bán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 41)

1 .Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật mua bán doanh nghiệp

1.2.2.6. Kiểm soát hoạt động mua bán doanh nghiệp

MBDN là một dạng của mua bán tài sản đƣợc thực hiện thông qua hợp đồng, do vậy, về nguyên tắc các bên đƣợc tự do thỏa thuận, tự do mua bán. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận MBDN đó dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến giảm bớt, sai lệch hoặc triệt tiêu cạnh tranh thì sẽ bị kiểm sốt. Từ góc độ cạnh tranh, MBDN đƣợc hiểu nhƣ hành vi tập trung kinh tế gắn với quá trình mà số lƣợng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trƣờng bị giảm đi. Bản chất của MBDN và các hình thức tập trung kinh tế khác là tăng thêm tƣ bản do hợp nhất nhiều tƣ bản lại. Việc hợp nhất các tƣ bản có thể dẫn đến phá vỡ cấu trúc cạnh tranh trên thị trƣờng và cần phải đƣợc Nhà nƣớc kiểm sốt thơng qua chính sách, pháp luật cạnh tranh.

Pháp luật cạnh tranh kiểm soát MBDN và các hành vi tập trung kinh tế khác (gọi chung là tập trung kinh tế) theo chế độ tiền kiểm hoặc chế độ hậu kiểm. Tiền

11

Trần Thị Bảo Ánh (2014), Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr. 60-65

31

kiểm là việc các bên tham gia tập trung kinh tế phải thông báo dự án tập trung kinh tế hoặc hoạt động tập trung kinh tế trƣớc khi thực hiện, có nghĩa là việc kiểm soát của các cơ quan quản lý cạnh tranh đƣợc thực hiện trƣớc khi các doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế. Ngƣợc lại, hậu kiểm là việc cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét vụ tập trung kinh tế sau khi các bên đã thực hiện tập trung kinh tế. Hậu kiểm khác với việc các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế bị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý trên cơ sở có đơn khiếu nại hoặc do cơ quan quản lý nhà nƣớc phát hiện.

Pháp luật cạnh tranh phải quy định “ngƣỡng” để kiểm soát tập trung kinh tế nhằm đảm bảo không xâm phạm quyền tự do tập trung kinh tế của các nhà đầu tƣ đồng thời vẫn bảo vệ cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngƣỡng kiểm soát tập trung kinh tế ở các quốc gia có sự khác nhau. Pháp và Đức căn cứ vào ngƣỡng doanh thu để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế; Hoa kỳ căn cứ ngƣỡng theo tiêu chí doanh thu và tài sản12; ngƣỡng kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam căn cứ vào tiêu chí thị phần. Căn cứ vào ngƣỡng kiểm soát tập trung kinh tế, pháp luật cạnh tranh quy định các trƣờng hợp tập trung kinh tế bị cấm thực hiện; các trƣờng hợp tập trung kinh tế bị cấm thực hiện nhƣng đƣợc hƣởng miễn trừ và kiểm soát những trƣờng hợp tập trung kinh tế đạt gần tới ngƣỡng bị cấm thực hiện.

Bên cạnh đó, pháp luật Cạnh tranh cũng quy định về cơ quan có chức năng kiểm sốt các vụ việc tập trung kinh tế và có thẩm quyền xử lý các vụ việc tập trung kinh tế vi phạm pháp luật cạnh tranh. Mỗi một quốc gia đặt tên cho cơ quan này với những tên gọi khác nhau nhƣ Cục Các-ten ở Đức, Ủy ban thƣơng mại lành mạnh ở Nhật Bản, Cục quản lý cạnh tranh ở Việt Nam... Các cơ quan này đều có nhiệm vụ kiểm sốt các hành vi tập trung kinh tế khi các bên tham gia vụ tập trung kinh tế đó đạt đến ngƣỡng pháp luật cạnh tranh điều chỉnh nhằm bảo vệ cạnh tranh trên thƣơng trƣờng.

32

Kết luận Chƣơng 1

MBDN là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam, do vậy khái niệm MBDN tại Việt Nam về cơ bản chƣa có quy định rõ ràng, cách hiểu và vận dụng cũng khác nhau. Pháp luật MBDN có quy định pháp luật cịn nằm rải rác ở các luật khác nhau, mỗi luật chỉ điều chỉnh phạm vi giới hạn quy định liên quan. Tuy nhiên, tác giả đƣa ra cách hiểu theo pháp luật Việt Nam hiện hành về MBDN nhƣ sau: MBDN là mua

bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp nhằm chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề, một lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại.

Qua phân tích phần chƣơng 1 của đề tài có thể rút ra các đặc trƣng cơ bản của hoạt động MBDN đó là: mục đích của MBDN chính là việc tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc MBDN là việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền kiểm soát và chi phối đối với một phần hoặc tồn bộ doanh nghiệp dƣới hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán. Do vậy, MBDN chỉ chấm dứt hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp của ngƣời bán doanh nghiệp mà không chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Hoạt động MBDN mang nhiều ý nghĩa đối với các chủ thể tham gia quan hệ MBDN: MBDN giúp bên mua doanh nghiệp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian gia nhập thị trƣờng, tận dụng cơ hội chiếm hữu tri thức và tài sản của doanh nghiệp mục tiêu. Đối với bên bán, khi đang trong tình trạng khó khăn việc bán doanh nghiệp là một giải pháp có thể giúp doanh nghiệp tránh đƣợc nguy cơ bị phá sản hoặc giải thể.

Ở phạm vi Chƣơng 1, tác giả cũng trình bày một cách khái quát quy định của pháp luật về MBDN, theo đó tác giả đƣa ra các vấn đề khái quát chung về khái niệm về pháp luật MBDN; Nội dung pháp luật về MBDN gồm chủ thể, đối tƣợng, hình thức, nội dung, thủ tục và vấn đề kiểm soát hoạt động MBDN.

33

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)