Khái niệm sấy bức xạ hồng ngoạ

Một phần của tài liệu Giáo trình thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men phần 2 (Trang 131 - 132)

- Máy sấy spinflash: trong đó buồng sấy được gắn với roto rở đáy.

f) Phương pháp tính toán hệ thống sấy thăng hoa

a.1) Khái niệm sấy bức xạ hồng ngoạ

Sấy bức xạ hồng ngoại là phương pháp sấy vật liệu ẩm bằng nguồn nhiệt hồng ngoại. Năng lượng các tia hồng ngoại xuyên vào và hấp thụ trong thể tích vật liệu làm thay đổi trường nhiệt độ.

Tia hồng ngoại có bước sóng 0,76 – 1.000µm (trong khoảng 0,76- 340 µm phát tia bức xạ mà vật liệu ẩm có khả năng hấp thụ nhiều), nhưng việc chọn nguồn bức xạ để sấy cần liên hệ đến đặc tính phổ quang học của vật liệu ẩm và các yêu cầu công nghệ xử lý vật liệu.

Tia hồng ngoại truyền theo đường thẳng từ nguồn phát ra nó, nó có thể định hướng vào những đối tượng cụ thể thông qua việc sử dụng các gương phản chiếu. Cường độ bức xạ hồng ngoại giảm dần theo khoảng cách từ nguồn phát đến vật được phát. Nhiệt độ cũng như các thuộc tính vật lý của nó sẽ quyết định hiệu quả cũng như bước sóng phát ra.

Tia hồng ngoại có thể được so sánh với sóng radio, tia sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia cực tím và tia X. Chúng đều có bản chất là sóng điện từ và truyền đi trong không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng 3.108 m/s, chỉ khác ở bước sóng phát ra.

Khi năng lượng hồng ngoại tác động đến một đối tượng nào đó thì nó sẽ làm cho các điện tử bị kích thích và dao động, sự dao động này tạo ra nhiệt, và có thể làm nước bốc hơi nhanh. Tia bức xạ có thể xuyên qua sương mù, lớp sơn, lớp dầu, cơ thịt, xelluloza, mỡ, da,... do đó nó được ứng dụng rất rộng rãi và được nghiên cứu đưa vào công nghệ sấy mới là sấy bằng bức xạ hồng ngoại.

Khi vật liệu quá ẩm thì khả năng phản xạ của các tia có thể mạnh hơn khả năng hấp thụ thì phải thay đổi khoảng bước sóng cho thích hợp.

Nhiệt độ của vật phát xạ có thể tính theo cơng thức: λ max = 2886

Dựa vào λmax có thể tính được khoảng bước sóng cần thiết dùng để sấy:

Vật phát xạ là thạch anh: λ1 =0,5 λmax ; λ2 =4,3 λmax

Vật phát xạ là dây wonfram: λ1 =0,52 λmax; λ2 = 4,27 - 6,2.10-4.T Nếu sử dụng đèn hồng ngoại có cơng suất 250W thì thấy nhiệt độ sáng bóng có thể đạt 163 - 1650C, khi đó:

λ max= 2886

164 273+ = 6,6 µm

Vậy, qua thực nghiệm cho thấy các tia hồng ngoại có bước sóng λ = 3-12 µm thì cho khả năng hấp thụ của vật liệu ẩm là lớn nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men phần 2 (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)