Các tiêu chí đánh giá thanhtra thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 33 - 41)

Để đánh giá kết quả của công tác thanh tra thuế cần phải căn cứ vào hệ thống các tiêu chí đánh giá nhất định. Các CQT ngày càng sử dụng nhiều tiêu chí đánh giá kết quả cơng việc. Việc đánh giá kết quả thanh tra thuế nói chung dựa trên cơ sở đánh giá từng cuộc thanh tra thuế. Thông thường khi đánh giá kết quả một cuộc thanh tra thuế người ta thường sử dụng các tiêu chí sau:

1.2.2.1. Các tiêu chí định lượng

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả cụ thể của thanh tra thuế trong thời gian nhất định. Có thể thống kê một số nhóm tiêu chí định lượng đánh giá kết quả thanh tra thuế gồm:

* Nhóm tiêu chí liên quan đến số lượng NNT được thanh tra

Việc đánh giá số lượng NNT là rất quan trọng, một số CQT còn tiến hành đánh giá phạm vi bao quát của hoạt động thanh tra thuế đối với những nhóm người nộp thuế nhất định thể hiện bằng giá trị tuyệt đối hay tỷ lệ phần trăm tính trên tổng thể tồn bộ số NNT. Thuộc nhóm này, có các tiêu chí:

- Tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động

Cách tính: tỷ lệ NNT được thanh trong tổng số NNT hoạt động được tính bằng cách lấy số NNT được thanh tra năm đánh giá chia cho tổng số

NNT đang thực tế hoạt động do CQT quản lý trực tiếp.

Số NNT được thanh tra năm đánh giá là số NNT đã hoàn thành thanh tra trong năm (bao gồm: số NNT thanh tra năm trước nhưng đến năm đánh giá mới hoàn thành và số NNT bắt đầu thanh tra và hoàn thành trong năm đánh giá).

Số NNT đang hoạt động: là số NNT đã được cấp mã số thuế, đang hoạt động sản xuất kinh doanh (tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá)

Ý nghĩa: tiêu chí này phản ánh trong một năm CQT đã thanh tra được tỷ lệ bao nhiêu phần trăm NNT. Tỷ lệ NNT được thanh tra càng nhiều thì cơng tác thanh tra được đánh giá càng cao và ngược lại tỷ lệ NNT được thanh tra thấp thì cơng tác thanh tra được đánh giá là thấp.

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được thanh tra

Cách tính: Tỷ lệ hồn thành kế hoạch số lượng NNT được thanh tra được tính bằng cách lấy tổng số NNT đã thanh tra trong năm chia cho tổng số NNT theo kế hoạch thanh tra được duyệt đầu năm.

Ý nghĩa: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được thanh tra cho biết trong năm CQT đã hoàn thành thanh tra được số lượng bao nhiêu NNT so với kế hoạch thanh tra năm. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100%: CQT chưa hoàn thành kế hoạch được giao. Nếu tỷ lệ này bằng 100%: CQT hoàn thành kế hoạch được giao.

* Nhóm tiêu chí liên quan đến kết quả thanh tra - Số thuế truy thu bình quân

Cách tính: số thuế truy thu bình qn được tính bằng cách lấy tổng số tiền thuế truy thu, truy hoàn và phạt qua thanh tra chia cho tổng số NNT được thanh tra trong năm.

Ý nghĩa: tiêu chí số thuế truy thu bình quân phản ánh bình quân thanh tra một NNT thì CQT thu về cho NSNN bao nhiêu tiền thuế thiếu, tiền thuế

trốn, tiền thuế gian lận.

Số thuế truy thu bình quân một NNT cao cho thấy chất lượng cuộc thanh tra là cao, phương pháp thanh tra tiến hành khoa học, tìm ra được nhiều hành vi sai phạm, trốn tránh thuế của NNT và ngược lại.

- Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN

Cách tính: Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN được tính bằng cách lấy tổng số tiền thuế truy thu, truy hoàn và phạt qua thanh tra chia cho tổng số thu NSNN trong năm của CQT.

Tổng thu NSNN là số thu nội địa do ngành thuế quản lý, bao gồm tất cả các khoản thuế, phí ngành thuế thu được trong năm gồm cả thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất.

Ý nghĩa: Thu NSNN là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của ngành thuế. Tiêu chí tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN đánh giá mức độ đóng góp của cơng tác thanh tra thuế trong tổng thu vào NSNN.

- Tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra

Cách tính: Tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra được tính bằng cách lấy tổng số thuế cịn nợ sau thanh tra tính đến hết 31/12 hàng năm chia cho tổng số thuế truy thu của NNT đã thanh tra trong năm.

Ý nghĩa: Tiêu chí tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra phản ánh mức độ tuân thủ nộp tiền thuế sau thanh tra của NNT cao hay thấp. Tỷ lệ số thuế nợ đọng một NNT sau thanh tra càng lớn có nghĩa là mức độ tuân thủ kết luận thanh tra của NNT thấp, NNT đang chiếm dụng nhiều tiền thuế của Nhà nước, đồng thời cũng phản ánh CQT chưa quyết liệt trong việc đôn đốc nợ sau thanh tra và ngược lại.

Theo quy định, sau khi có quyết định truy thu, NNT phải nộp toàn bộ số thuế truy thu vào NSNN. Tuy nhiên, trong thực tế có những NNT vì điều kiện tài chính khó khăn, hoặc cũng có thể vì muốn chiếm dụng tiền thuế truy

thu, dẫn đến việc không hoặc chưa nộp tiền thuế truy thu vào NSNN.

- Số lỗ sai bị loại qua thanh tra hàng năm

Ý nghĩa: Tiêu chí số lỗ sai bị loại qua thanh tra cho biết CQT cắt giảm được bao nhiêu lỗ sai quy định qua thanh tra. Số lỗ sai bị loại qua thanh tra càng lớn chứng tỏ mức độ gian lận trong việc kê khai lỗ của NNT càng nghiêm trọng, có thể xuất hiện dấu hiệu chuyển giá và ngược lại.

Kết thúc cuộc thanh tra không phải lúc nào CQT cũng thu thêm được tiền thuế vào NSNN do hiện nay một số loại hình doanh nghiệp có lỗ lũy kế quá lớn. Việc giảm lỗ sai, lỗ ảo của doanh nghiệp qua thanh tra cũng được coi như một thành tích, kết quả thanh tra. Khi thanh tra các doanh nghiệp lỗ, thanh tra loại ra (cắt lỗ) những số lỗ ảo lũy kế, trả về giá trị thực của báo cáo tài chính. Do đó, cần thống kê số lỗ giảm này để thấy được hiệu quả của thanh tra thuế.

- Số thuế ưu đãi (miễn, giảm) bị loại qua thanh tra

Ý nghĩa: tiêu chí số thuế ưu đãi (miễn, giảm) bị loại qua thanh tra cho biết qua thanh tra, CQT đã loại ra bao nhiêu tiền thuế miễn giảm sai quy định. Số thuế ưu đãi (miễn, giảm) bị loại qua thanh tra càng nhiều chứng tỏ mức độ NNT gian lận trong ưu đãi, miễn giảm càng cao và ngược lại.

* Nhóm tiêu chí liên quan đến chi phí, nguồn nhân lực thanh tra, thời gian thanh tra.

- Chi phí thanh tra bình qn

Cách tính: chi phí thanh tra bình qn được tính bằng cách lấy tổng chi phí thanh tra chia cho tổng số NNT được thanh tra trong năm.

Chi phí thanh tra bao gồm: tiền lương và phụ cấp bộ phận thanh tra, khấu hao máy móc, trang thiết bị, chi phí tập hợp văn bản, in ấn, chi phí đi lại, chi phí kiểm tra, đối chiếu, xác minh hóa đơn, chi phí giám định, chi phí mua thơng tin từ bên thứ ba,... và các chi phí liên quan khác. Tóm lại, chi phí thanh

tra là tất cả chi phí mà CQT phải bỏ ra để tiến hành hoạt động thanh tra thuế. Ý nghĩa: chi phí thanh tra bình qn phản ánh khi tiến hành thanh tra một NNT thì CQT phải chi ra bao nhiêu chi phí. Đây là tiêu chí quan trọng đánh giá mức hiệu quả thanh tra cao hay thấp. Chi phí thanh tra bình qn thấp thì hiệu quả thanh tra cao và ngược lại.

- Tỷ lệ chi phí trên số thuế truy thu

Cách tính: tỷ lệ chi phí trên số thuế truy thu được tính bằng cách lấy tổng chi phí thanh tra chia cho tổng số tiền thuế truy thu của NNT được thanh tra trong năm.

Ý nghĩa: Tiêu chí này phản ánh trong mỗi đồng thuế truy thu của NNT qua thanh tra thì CQT phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Tiêu chí này so sánh giữa số thuế thu về và chi phí chi ra qua thanh tra để đánh giá hiệu quả thanh tra. Hiệu quả thanh tra càng cao khi tỷ lệ chi phí trên số thuế truy thu một NNT càng thấp và ngược lại.

- Thời gian thanh tra bình qn

Cách tính: thời gian thanh tra bình qn được tính bằng cách lấy tổng số thời gian thanh tra thực tế (ngày công) thanh tra chia cho tổng số NNT đã thanh tra.

Ý nghĩa: Tiêu chí thời gian thanh tra bình quân cho biết CQT thường mất bình quân bao nhiêu thời gian thanh tra để hoàn thành một cuộc thanh tra.

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về thời gian thanh tra

Cách tính: tỷ lệ hồn thành kế hoạch về thời gian thanh tra (ngày cơng) được tính bằng cách lấy tổng thời gian thanh tra thực tế chia cho tổng thời gian thanh tra theo kế hoạch.

Ý nghĩa: Tiêu chí cho biết mức độ hồn thành về mặt tiến độ, thời gian thanh tra trong năm của cơ quan thuế so với kế hoạch đề ra. Tiêu chí nhỏ hơn 100% phản ánh trong năm công tác thanh tra được rút ngắn về thời gian, hoàn

thành trước được thời gian thanh tra và ngược lại.

- Hệ số số lượng NNT đã thanh tra trên tổng số CBTT

Cách tính: Hệ số số lượng NNT đã thanh tra trên số cán bộ thanh tra được tính bằng cách lấy tổng số NNT đã thanh tra trong năm chia cho tổng số cán bộ của bộ phận thanh tra.

Số NNT đã thanh tra trong năm: gồm số NNT thanh tra năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá và số NNT bắt đầu thanh tra, hoàn thành trong năm đánh giá.

Số cán bộ của bộ phận thanh tra: Là tồn bộ số cơng chức, viên chức thuế trong biên chế và lao động hợp đồng làm việc tại bộ phận thanh tra của CQT tính đến 31/12 năm đánh giá.

Ý nghĩa: Tiêu chí Số NNT đã thanh tra trên số cán bộ của bộ phận thanh tra phản ánh khả năng thực hiện các cuộc thanh tra (nhiều hay ít) của bộ phận thanh tra, được sử dụng để đánh giá khối lượng công việc đã thực hiện của cán bộ thanh tra trong một năm. Nếu số lượng NNT trên một CBTT năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ CBTT đã cải tiến phương pháp làm việc, tăng được năng suất lao động, tăng được số lượng NNT thanh tra trong điều kiện nguồn nhân lực CBTT ít biến động, và ngược lại.

1.2.2.2. Các tiêu chí định tính

Các tiêu chí định tính của kết quả, hiệu quả thanh tra thuế thường là hệ quả tác động của thuế mà khó tính tốn, đo đếm được. Kết quả và hiệu quả định tính của thanh tra thuế là những tác động có tính xã hội, chính trị đạt được qua một số tiêu chí sau:

- Tính chất nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm của NNT phát hiện qua thanh tra

Tiêu chí tính chất nghiêm trọng của các hành vi sai phạm của NNT được phát hiện qua thanh tra được ước tính thơng qua đánh giá tính chất, mức

độ nghiêm trọng hay không nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm của NNT được thanh tra.

Tiêu chí tính chất nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm của NNT được phát hiện qua thanh tra phản ánh qua thanh tra, CQT phát hiện được NNT sai phạm, gian lận ở mức độ nào.

Căn cứ vào quy định hành vi và tùy vào yêu cầu của quản lý thuế trong từng thời kỳ để đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi, sai phạm. Thơng thường, tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, sai phạm của NNT tỷ lệ thuận với số thuế truy thu: gian lận càng tinh vi, phức tạp nhằm che đậy số thuế trốn càng lớn và ngược lại.

- Mức độ tuân thủ các văn bản kết luận thanh tra của NNT

Tiêu chí này được ước tính dựa vào mức độ chấp nhận một phần hay hoàn toàn các văn bản kết luận thanh tra của NNT được thanh tra trong năm.

Ý nghĩa: Tiêu chí này cho biết mức độ tuân thủ của NNT đối với các quyết định, kết luận thanh tra của CQT đến mức độ nào? Trong thực tế có những NNT vì lý do này, lý do khác cố tình khơng chấp hành quyết định thanh tra, kết luận thanh tra hoặc chấp hành một phần, đối phó, ảnh hưởng đến tính tn thủ... Qua đó cũng có thể phân loại được NNT theo các nhóm sau: nhóm khơng hợp tác, nhóm chống đối, nhóm cố gắng tuân thủ và nhóm NNT sẵn sàng tuân thủ.

- Xu hướng thay đổi các hành vi sau thanh tra

Tiêu chí xu hướng thay đổi (tăng, giảm) các hành vi sau thanh tra được ước tính dựa vào xu hướng tăng, giảm các hành vi vi phạm của NNT sau thanh tra qua các năm.

Xu hướng các hành vi vi phạm sau thanh tra càng giảm chứng tỏ tính tuân thủ của NNT sau thanh tra được cải thiện, tính răn đe phịng ngừa của thanh tra thuế được phát huy tác dụng, do đó hiệu quả thanh tra thuế được

nâng cao và ngược lại.

- Sự biến chuyển ý thức tự tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT

Tiêu chí sự biến chuyển ý thức tự tuân thủ của NNT qua thanh tra được ước tính bằng cách đánh giá sự thay đổi ý thức tự giác kê khai, nộp thuế của NNT sau thanh tra.

Kết quả thanh tra thuế có thể được xem xét đến việc chuyển biến (tăng, giảm) ý thức tự tuân thủ của NNT qua thanh tra thuế. Để đánh giá được sự chuyển biến này, người ta thường xem xét sự thay đổi ý thức tuân thủ sau thanh tra qua các khâu khai thuế (tờ khai được kê khai đúng hạn hơn hay khơng), tính thuế (căn cứ tính thuế, thuế suất có hợp lý hơn hay khơng); nộp thuế (có nộp đúng hạn hơn hay vẫn gia tăng nợ đọng).

Sự chuyển biến ý thức tuân thủ của NNT thông qua việc chấp hành chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ sau thanh tra: được ước tính thơng qua việc thống kê xu hướng thay đổi ý thức chấp hành chế độ kế tốn, hóa đơn chứng từ của NNT qua thanh tra.

Tuy nhiên, cần so sánh sự thay đổi việc chấp hành chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ sau thanh tra qua các năm của NNT để thấy được xu hướng thay đổi này là thực sự hay chỉ là hình thức, nhằm đối phó với CQT.

- Mức độ hài lịng của NNT đối với cơng tác thanh tra thuế

Tiêu chí này có thể được ước tính thơng qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp hoặc đánh giá mức độ, tỷ lệ các hồ sơ thanh tra của NNT có ý kiến ngược kết luận thanh tra hoặc tỷ lệ các hồ sơ thanh tra có khiếu nại,...

Mức độ hài lòng của NNT đối với thanh tra thuế thể hiện trên các mặt: quy trình, thủ tục thanh tra, tính thống nhất về số liệu thanh tra, phương pháp làm việc của đoàn thanh tra, thái độ làm việc của thành viên đồn thanh tra, mức độ tơn trọng doanh nghiệp, tạo cơ hội của đoàn thanh tra cho NNT được trao đổi, giải trình…

Ý nghĩa: Tiêu chí mức độ hài lịng của NNT đối với công tác thanh tra thuế của CQT dùng để đánh giá sự hài lịng của NNT đối với cơng tác thanh tra thuế do ngành thuế thực hiện trong năm đánh giá. Sự hài lòng của NNT thể hiện trên các mặt: nội dung, thời gian, phương pháp làm việc, cách cư xử, thái độ của đồn thanh tra với NNT

Tóm lại, hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả thanh tra thuế cần được sử

dụng một cách linh hoạt, và được đánh giá theo những thời hạn nhất định theo đặc điểm, yêu cầu của từng CQT và có thể được chia theo từng sắc thuế; theo từng loại NNT và từng nội dung thanh tra tương ứng. Trong công tác quản lý thuế, CQT cần thường xuyên xây dựng, áp dụng các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả thanh tra cho phù hợp với thực tế thực hiện của từng CQT.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)