Tăng tỷ lệ người nộp thuế được thanhtra

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 109 - 110)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

3.2.2. Tăng tỷ lệ người nộp thuế được thanhtra

Đây là một mục tiêu quan trọng của Kế hoạch cải cách công tác thanh tra thuế đến năm 2020.

Hiện nay, ngành thuế chỉ thanh tra được một số lượng ít NNT (từ 1,5- 2%) trong tổng số NNT đang hoạt động chịu sự quản lý thuế do nhiều nguyên nhân khách quan. Như vậy hàng năm có đến trên 98% NNT khơng được thanh tra. Nếu tính theo tỷ lệ trên thì một NNT bị thanh tra, nếu ít có vi phạm thì xét theo lần lượt thì khoảng 40-50 năm sau mới đến lượt được thanh tra trở lại. Do đó, việc CQT thanh tra ít về số lượng tạo tâm lý chủ quan cho NNT: NNT cho rằng CQT sẽ không đủ thời gian, nhân lực để thanh tra đến doanh nghiệp của mình nên có ý đồ giảm tn thủ, giảm sức răn đe, phòng ngừa vi phạm trên phạm vi rộng.

Việc thống kê các hành vi vi phạm điển hình, dự báo các dạng gian lận thuế phát sinh trong tương lai, vì thế, cũng sẽ khơng đầy đủ và chính xác do lựa chọn mẫu thống kê (số NNT được thanh tra) quá thấp.

Do đó thời gian tới ngành thuế cần tăng tỷ lệ số lượng NNT được thanh tra hàng năm tương đương với tỷ lệ tăng của số doanh nghiệp đang hoạt động chịu sự quản lý hàng năm. Việc tăng tỷ lệ NNT được thanh tra hàng năm không chỉ thể hiện trách nhiệm của CQT trong việc nâng cao kết quả, hiệu

quả quản lý mà còn giúp NNT được thanh tra chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong việc hạch tốn kế tốn, khai thuế, nộp thuế. Tuy việc tăng tỷ lệ NNT được thanh tra chưa khẳng định được chất lượng thanh tra thuế của CQT sẽ cao hơn nhưng thể hiện được nỗ lực của CQT trong việc hồn thành tiêu chí hiệu quả quản lý thuế.

Việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của các CQT phải đạt yêu cầu về tỷ lệ số lượng NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động. Nếu khơng hồn thành thanh tra vượt được mức tối thiểu theo lộ trình từ nay đến 2020 (phải thanh tra, kiểm tra đạt tối thiểu 30% số doanh nghiệp được quản lý thuế) thì việc thanh tra của từng CQT được coi như không đạt yêu cầu của cải cách, hiện đại hóa ngành thuế trong thời gian tới. Từng CQT địa phương hoàn thành đạt tỷ lệ tối thiểu thanh tra NNT thì tồn ngành sẽ đạt tiêu chí đề ra.

Với tỷ lệ NNT được thanh tra hàng năm thấp, công tác xây dựng kế hoạch thanh tra phải được quan tâm đúng mức, bởi nếu khơng sẽ có rất nhiều NNT chấp hành pháp luật thuế lại liên tục bị thanh tra trong khi đó CQT lại bỏ sót những NNT rất nhiều năm khơng được thanh tra.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)