Bài học kinh nghiệm vận dụng đối với thanhtra thuế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 52 - 56)

Nam

Để áp dụng được các kinh nghiệm tiên tiến của các nước trên thế giới vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, ngoài việc hoàn thiện những điều kiện nội tại trong ngành thuế như: xây dựng được một hệ thống quản lý thuế tương đối hiệu quả, hiện đại trên tất cả các lĩnh vực quản lý thuế: các quy trình quản lý rõ ràng, đội ngũ nhân viên được đào tạo, hệ thống dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế phát triển, các chế tài thưởng phạt đầy đủ và được áp dụng có hệ thống, các hoạt động thanh tra được lập kế hoạch và đặt mục tiêu đúng đắn, áp dụng các kỹ thuật thanh tra tiên tiến, công nghệ thông tin hỗ trợ một cách hiệu quả, hoạt động của hệ thống quản lý thuế và được hiện đại hố khơng ngừng... thì những điều kiện khách quan như trình độ dân trí, đặc biệt là ý thức tuân thủ tự nguyện của NNT, tình hình kinh tế xã hội của đất

nước...cũng phải đạt đến một mức độ phát triển nhất định.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thanh tra thuế tại một số nước, những nội dung có thể vận dụng để từng bước nâng cao kết quả, hiệu quả hoạt động thanh tra của Việt Nam trong thời gian tới là:

Áp dụng các chuẩn mực trong thanh tra để nâng cao kết quả, hiệu lực thanh tra thuế: Xây dựng hệ thống tiêu chí phục vụ kỹ thuật phân tích, đánh giá kết quả thanh tra. Đồng thời xây dựng các mơ hình đánh giá kết quả thanh tra theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và sắc thuế.

Áp dụng phương pháp phân tích rủi ro trong thanh tra là một hướng quản lý hiện đại, tiên tiến nâng cao hiệu quả thanh tra. Đồng thời, hết sức quan tâm đến khâu lập kế hoạch thanh tra và vận dụng phương pháp chọn xác suất một tỷ lệ nhất định để thực hiện thanh tra ngẫu nhiên NNT.

Cơ cấu lại bộ phận thanh tra thuế các cấp theo hướng chun mơn hóa, hình thành các bộ phận chịu trách nhiệm một hoặc một vài khâu trong quy trình thanh tra: bộ phận chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra; bộ phận thực hiện thanh tra và xác định thuế; bộ phận đặc biệt chịu trách nhiệm về phân tích ở những thơng tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm...

Chuẩn hóa quy trình thanh tra thuế theo đối tượng nộp thuế, tập trung các doanh nghiệp lớn, vừa. Vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm phần lớn các hoạt động kinh tế của một quốc gia, nếu tập trung tiến hành thanh tra thuế vào các doanh nghiệp nhỏ hiệu quả thu về cho CQT là không cao do các doanh nghiệp nhỏ phải gánh chịu chi phí tuân thủ cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn. Do đó cần tập trung vào thanh tra các doanh nghiệp lớn, kinh doanh các mặt hàng nhạy cảm, được dư luận đặc biệt quan tâm, đem lại cả hiệu quả về kinh tế lẫn xã hội.

cho thanh tra thuế.

Chuẩn hoá lực lượng thanh tra về số lượng và chất lượng (đạt ít nhất 30% tỷ lệ CBTT/Tổng số cán bộ công chức). Tuyển chọn và bồi dưỡng CBTT theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp

Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ thanh tra: Xây dựng hệ thống tích hợp thơng tin, dữ liệu từ doanh nghiệp và thơng tin bên ngồi (Ngân hàng và tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý vốn, cơ quan Hải quan, hiệp hội ngành nghề, cơ quan thống kê, cơ quan công an...)

Quy định thời gian thanh tra dài hơn để đảm bảo CBTT có đủ thời gian thu nhập, phân tích thơng tin và kiểm định nội dung phân tích.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)