Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạchthanh tra

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 105 - 109)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạchthanh tra

Thực tế cho thấy việc áp dụng lập kế hoạchthanh tra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro là phương pháp tiến tiến, phù hợp với xu hướng quản lý thuế hiện đại trên thế giới và trong khu vực, đem lại hiệu quả cao trong công tác lập kế hoạch. Thơng qua phân tích rủi ro, CQT lựa chọn được NNT có rủi ro

cao cần thanh tra, có tác dụng đem về cho NSNN số thuế truy thu lớn, đồng thời nâng cao khả năng phát hiện gian lận, trốn thuế.

Tuy nhiên, để công tác lập kế hoạch thanh tra thuế đem lại kết quả cao thì yêu cầu nâng cao chất lượng phân tích rủi ro cần đặt ra, theo đó ngành thuế phải thực hiện các giải pháp:

Một là, Việc phân tích rủi ro để lập kế hoạch thanh tra nên giao cho

một bộ phận rủi ro chuyên trách độc lập với bộ phận thanh tra của cơ quan thuế để đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong khâu lập kế hoạch.

Hiện nay, việc xây dựng kế hoạch thanh tra thuế của cơ quan thuế đang do bộ phận thanh tra tự xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh tra. Do đó khơng tránh khỏi việc CBTT có thể có tác động vào q trình xây dựng kế hoạch thanh tra nhằm lựa chọn doanh nghiệp thanh tra theo cảm tính, khơng khách quan và độc lập. Việc CQT thành lập thêm bộ phận quản lý rủi ro để thực hiện việc phân tích tính tuân thủ, đánh giá rủi ro NNT là cần thiết. Khi có bộ phận chuyên trách chuyên nghiên cứu về rủi ro phục vụ cho cơng tác phân tích sẽ đảm bảo nâng cao tính chun mơn hóa, hiệu quả, chính xác, khoa học và độc lập trong khâu lập kế hoạch thanh tra, sẽ khắc phục được tính thời vụ hiện nay của CQT thuế là CBTT đi thanh tra phần lớn thời gian và đến cuối năm mới áp dụng phần mềm để phân tích rủi ro lập kế hoạch thanh tra mà khơng có thời gian để nghiên cứu chun sâu các tiêu chí rủi ro, các vi phạm của NNT qua phân tích rủi ro.

Hai là, Hồn thiện và bổ sung các tiêu chí trọng yếu, có hiệu quả để

phân tích rủi ro phục vụ cho công tác lập kế hoạch thanh tra thuế.

Để thực hiện giải pháp này, hàng năm, sau khi có kết quả thanh tra CQT phải tiến hành đối chiếu với kết quả đã phân tích dự báo trước đó. Đánh giá những tiêu chí nào hiệu quả, có ảnh hưởng trọng yếu đến những vi phạm của doanh nghiệp đã được thanh tra, những tiêu chí nào khơng hiệu quả để từ

đó tiếp tục điều chỉnh bộ tiêu chí cho phù hợp để ngày càng phát hiện đúng các đối tượng có rủi ro cao về thuế. Tuy nhiên, khi xem xét đánh giá các tiêu chí, nếu các tiêu chí đánh giá rủi ro chỉ được xem xét đánh giá đơn lẻ thì khó có thể đưa ra nhận định đúng đắn tính hiệu quả của tiêu chí, vì vậy cần phải xem xét, đánh giá tính trọng yếu và hiệu quả của các tiêu chí trong sự tổng hợp với các tiêu chí khác, qua đó mới có được nhận định chính xác, khách quan để hồn thiện và bổ sung các tiêu chí trọng yếu và hiệu quả.

Đặc biệt hiện nay, công tác thanh tra giá chuyển nhượng đang được ngành thuế quan tâm, nên việc xây dựng các tiêu chí để phân tích rủi ro lựa chọn NNT có rủi ro phục vụ cơng tác thanh tra giá chuyển nhượng cần được nghiên cứu triển khai, có thể xây dựng các tiêu chí: Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết; Tỷ trọng giao dịch liên kết lớn so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Hoạt động thua lỗ nhiều năm nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh; Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với bên liên kết tại thiên đường thuế,…

Ba là: CQT cần xây dựng thêm và thường xuyên nâng cấp các phần

mềm ứng dụng hỗ trợ phân tích rủi ro hiện tại để đảm bảo q trình phân tích rủi ro được chun mơn hóa, dễ thực hiện, hiệu quả, kịp thời và tiết kiệm.

Cơ quan thuế cần phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng và hồn thiện phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác thanh tra từ khâu thu thập dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu để phân tích, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc lựa chọn đối tượng và lập kế hoạch thanh tra. Việc phần mềm TPR chỉ chạy phân tích trên cơ sở báo cáo tài chính cuối năm để lập kế hoạch thanh tra chưa đảm bảo tính chính xác, hiệu quả. Cần xây dựng phần mềm tự động chạy phân tích hàng tháng để rà sốt tổng hợp các rủi ro về kê khai của NNT và tổng hợp thành một tiêu chí để cuối năm đưa vào Bộ tiêu chí áp dụng cho phần mềm ứng dụng TPR phân tích sẽ đánh giá được rủi ro tổng quát hơn về

NNT, tránh tình trạng báo cáo thuế cuối năm của NNT bao giờ cũng được rà sốt và hồn chỉnh để che dấu tối đa các sai sót, vi phạm (nếu có) mà ở các tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý có thể xảy ra. Mặt khác khi phân tích hàng tháng sẽ phục vụ CBTT thuế sẽ lựa chọn hình thức thanh tra cụ thể như thanh tra tại bàn (tại trụ sở CQT) đối với các trường hợp đơn giản và đối với các hình thức phức tạp sẽ chuyển cuối năm để phân tích thanh tra tại trụ sở NNT.

Bên cạnh đó, phần mềm ứng dụng TPR do phân tích rủi ro trên cơ sở báo cáo tài chính cuối năm của NNT mà báo cáo tài chính của NNT phải cuối quý 1 năm sau mới có nên phần mềm phải chạy trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính của năm trước để phân tích rủi ro lập kế hoạch thanh tra cho năm sau. Việc này chưa đảm bảo tính kịp thời của số liệu phân tích, có khi phân tích lại số liệu đã được thanh tra trong năm.

Bốn là: Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác,

kịp thời phục vụ cho việc phân tích, đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra. Xây dựng được Bộ tiêu chí rủi ro, xây dựng được phần mềm ứng dụng phân tích rủi ro mới là tiền đề trong phân tích rủi ro, việc quan trọng nhất là phải có kho dữ liệu đầy đủ các thơng tin về NNT để phân tích, các thơng tin phải được rà sốt, sàng lọc để đảm bảo tính chính xác, tính kịp thời. Muốn vậy, ngành thuế cần xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung đầy đủ, chính xác, dễ truy cập làm nền tảng để triển khai có hiệu quả các phương pháp thanh tra.

Vì vậy, để đảm bảo yêu cầu trên, hệ thống thông tin, dữ liệu về NNT phải được xây dựng, duy trì, cập nhật thường xuyên từ các nguồn tin cậy trong và ngồi ngành thuế với sự hỗ trợ của cơng nghệ tin học và phải được tổ chức lưu trữ an toàn, khoa học tập trung tại cấp trung ương. Cần quy định cụ thể nhiệm vụ này cho bộ phận chức năng trong CQT về trách nhiệm sử dụng thông tin về NNT và nguyên tắc bảo mật thông tin phải được quán triệt.

Thơng tin, dữ liệu về NNT phải mang tính lịch sử và trung thực.

Ngành thuế cần thường xuyên cập nhật những thông tin cơ bản của NNT, bao gồm: Thông tin về đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức của NNT, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình kê khai, nộp thuế, lịch sử hành vi vi phạm pháp luật của NNT, thơng tin khác liên quan đến NNT có từ bên thứ ba như ngân hàng, khách hàng của NNT,… Trên cơ sở thông tin thu thập được sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bộ phận thanh tra phân tích NNT theo mức độ rủi ro về thuế.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)