Phát triển ứng dụng tin học, hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 117 - 119)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

3.2.7. Phát triển ứng dụng tin học, hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất

sở vật chất

- Phát triển ứng dụng tin học hỗ trợ thanh tra thuế

Với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh, việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các ứng dụng tin học, tạo điều kiện cho CBTT có thể khai thác thơng tin về NNT một cách dễ dàng và thuận lợi hơn sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc thanh tra, rút ngắn thời gian thanh tra thuế. Các ứng dụng tin học hỗ trợ cần xây dựng theo kiến trúc tin học dạng mở; tức hệ thống tin học cung cấp cơ sở dữ liệu tích hợp và các ứng dụng cơ bản làm cơng cụ tính tốn và phân tích dữ liệu. Các ứng dụng hỗ trợ đều được xây dựng dựa trên yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật thanh tra, kiểm tra. Kiến nghị trao cho CBTT thẩm quyền để có thể truy cập, kết xuất, tra cứu thông tin trong hệ thống mạng nội bộ của ngành tài chính và của các cơ quan khác có liên quan nhằm khai khác tốt nhất cho hoạt động thanh tra thuế.

Thời gian tới, ngoài việc xây dựng thêm và nâng cấp phần mềm ứng dụng phân tích rủi ro TPR như phân tích tại giải pháp 3.2.1 nêu trên, ngành thuế cần xây dựng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ hoạt động thanh tra trên cơ sở phân tích rủi ro để đảm bảo việc thanh tra được chun mơn hóa từ khâu lập kế hoạch thanh tra đến khâu tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra, đi

vào chiều sâu, dễ thực hiện và giảm chi phí thanh tra.

Bộ phận thanh tra thuế cần phải biên chế một số chuyên gia tin học giỏi, chuyên thanh tra trên phần mềm để có thể hỗ trợ thanh tra các loại hình doanh nghiệp có trình độ cơng nghệ thơng tin cao hiện nay.

- Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Đầu tư vào hạ tầng công nghệ thơng tin là hết sức cần thiết để góp phần tăng cường thanh tra thuế. Để làm tốt việc này ngành thuế cần:

Thứ nhất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật

về kế toán điện tử, chứng từ điện tử, về trách nhiệm cung cấp dữ liệu điện tử của NNT cho CQT tại quy chế trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan thuộc và trực thuộc Chính phủ, nhất là các cơ quan quản lý liên quan đến thanh tra thuế.

Thứ hai, thiết lập hệ thống kết nối giữa các cơ quan, tổ chức có liên

quan như hải quan, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê, ngân hàng, NNT..., thiết lập cổng giao dịch điện tử giữa Việt Nam và các quốc gia, giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, thiết lập hệ thống mạng trao đổi thông tin với bên ngồi: Để có

kết quả phân tích rủi ro chính xác về tình trạng tn thủ của NNT, CQT phải có đầy đủ thơng tin. Ngồi những thơng tin do NNT cung cấp, thông tin do bản thân ngành thuế thu thập thì trong q trình quản lý cịn phải truy cập, tham chiếu với các thơng tin khác có liên quan đến NNT do các cơ quan, tổ chức chuyên ngành nắm giữ. Vì vậy, CQT phải thiết lập hệ thống mạng trao đổi thông tin để thu thập, trao đổi và tích hợp thơng tin với các ngành liên quan ngồi CQT.

- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc

Cơ quan thuế cần trang bị cho CBTT điều kiện làm việc tốt khi tiến hành thanh tra, ví dụ cần trang bị máy tính xách tay cấu hình cao, cài đặt các

phần mềm thanh tra chuyên dụng và luôn kết nối mạng với mạng nội bộ ngành, các mạng liên quan (hải quan, công an, kho bạc…) để khai thác dữ liệu tập trung của ngành. Khi cần thiết CBTT có thể truy xuất thơng tin, dữ liệu đối chiếu ngay được với NNT. Đồng thời, CBTT cần được trang bị phương tiện đi lại chủ động, kịp thời, tránh tình trạng CBTT phải đi lại bằng phương tiện của NNT sẽ không khách quan, tạo dư luận không tốt.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)