Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanhtra thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 115 - 117)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanhtra thuế

Chất lượng nguồn nhân lực là một điều kiện cần để thực hiện các giải pháp tăng cường công tác thanh tra thuế. Ngành thuế cần đào tạo được một lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra các cấp giỏi về chun mơn, nghiệp vụ, có phẩm chât đạo đức tốt và có khả năng sử dụng các ứng dụng thanh tra và khai thác cơ sở dữ liệu tập trung về NNT. Cần có chính sách đào tạo

chun sâu, tập trung cho một cán bộ thanh tra có năng lực để hình thành một đội ngũ thanh tra thuế tinh nhuệ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật thuế và kế tốn, có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình thanh tra thuế NNT lớn, các tổng cơng ty, tập đồn xuyên quốc gia....đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thanh tra thuế trong thời kỳ mới.

Để có được điều này, ngành thuế cần tăng cường tập trung bồi dưỡng, đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn thuế, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra và các kỹ năng khác cho lực lượng cán bộ thanh tra thuế, đặc biệt ở địa phương. Đồng thời đào tạo, bồi dưỡng và phát triển lực lượng thanh tra theo hướng chuyên mơn hóa sâu theo từng cơng việc cụ thể.

Để thực hiện tốt định hướng phát triển nguồn nhân lực thanh tra thuế như trên, công tác bồi dưỡng cán bộ thuế cần được tiến hành theo ba cấp độ: Đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu và đào tạo nâng cao theo từng loại cán bộ, cụ thể:

Trong điều kiện ngành thuế đang tinh giảm biên chế, khơng tăng được nhiều biên chế, trong đó có biên chế cán bộ thanh tra thì giải pháp để tăng được tỷ lệ cán bộ công chức làm công tác thanh tra là cần cơ cấu lại lực lượng cán bộ cơng chức hiện có trong ngành thuế: bổ sung và luân chuyển từ các bộ phận khác sang bộ phận thanh tra thuế.

Công chức thuế sau khi được luân chuyển qua các bộ phận ít nhất 4-5 năm để nắm được hết các nghiệp vụ, chức năng của bộ máy quản lý thuế, có kinh nghiệm thực tế rồi luân chuyển sang bộ phận thanh tra, để bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra thuế, xử lý vi phạm về thuế.

Giai đoạn tiếp theo cần đào tạo cho cán bộ thanh tra thuế kiến thức thanh tra, kế toán chuyên sâu về theo từng lĩnh vực, đối tượng,... như nghiệp vụ thanh tra theo từng sắc thuế, qui trình quản lý thuế, thanh tra theo nhóm ngành kinh tế, thanh tra chống chuyển giá,... và các kỹ năng khác như truy

lần, quan sát, phỏng vấn, phát hiện gian lận, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra. Đồng thời cần bồi dưỡng lực lượng lãnh đạo bộ phận thanh tra thuế, các trưởng đoàn thanh tra về kỹ năng làm việc theo nhóm, quản lý, tổ chức điều hành hoạt động thanh tra thuế khoa học và hiệu quả.

Việc đào tạo được một cán bộ thanh tra thuế có năng lực, chun mơn nghiệp vụ mất rất nhiều thời gian và chi phí nên hạn chế việc luân chuyển cán bộ thanh tra thuế sang các bộ phận khác làm lãng phí nguồn lực cán bộ làm công tác thanh tra thuế.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)