- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan
3.3.2.1. Đối với Bộ Tài chính:
Thứ nhất: Kiến nghị Bộ Tài chính tăng chỉ tiêu biên chế nhân sự cho
ngành thuế để bổ sung cho công tác thanh tra thuế.
Từ nhận định, phân tích những hạn chế và kinh nghiệm các nước ở Chương 2, theo tác giả, hiện nay nguồn nhân lực về thanh tra thuế Việt Nam còn thiếu rất nhiều để thực hiện mục tiêu cải cách hiện đại hóa cơng tác thanh tra thuế đề ra. Do đó, ngồi việc sắp xếp lại nguồn nhân lực trong nội bộ ngành thuế thì cần tăng thêm chỉ tiêu biên chế nhân sự cho ngành thuế để bổ sung cho thanh tra thuế.
Thứ hai: Kiến nghị Bộ Tài chính tổ chức lại bộ máy làm công tác thanh
tra trong ngành thuế.
Ở cấp Tổng cục Thuế, tổ chức Vụ Thanh tra thành Cục Thanh tra để hoạt động độc lập hơn. Hiện nay, các Quyết định thanh tra của Tổng cục Thuế đều phải do lãnh đạo Tổng cục Thuế ký ban hành, các trường hợp phát sinh liên quan đến quá trình thanh tra NNT đều phải báo cáo người ban hành Quyết định (từ việc tạm dừng thanh tra, thay đổi thành viên đoàn thanh tra, thay đổi nội dung thanh tra, báo cáo tiến độ thanh tra, ...) dẫn đến lãnh đạo Tổng cục phụ trách bận rất nhiều việc nên nhiều khi các nội dung báo cáo sẽ không kịp thời được xem xét, làm chậm quá trình thanh tra, giảm hiệu quả thanh tra. Do đó, nếu thành lập Cục Thanh tra, khi đó Cục sẽ có con dấu riêng, Cục trưởng sẽ được ký Quyết định thanh tra nên các cơng việc liên
quan sẽ nhanh chóng được xem xét giải quyết.
Ở cấp Cục Thuế: Nên thành lập thêm một bộ phận thanh tra giá chuyển nhượng (phòng hoặc đội thanh tra giá chuyển nhượng - hiện nay mới thành lập phòng thanh tra giá chuyển nhượng ở Tổng cục Thuế và các Cục Thuế lớn: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai). Kinh tế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện phát triển nhiều tập đồn xun quốc gia. Do đó việc thanh tra giá chuyển nhượng hiện nay đang là yêu cầu cần thiết và quan trọng. Với bộ phận thanh tra chuyên trách sẽ có điều kiện để nghiên cứu, phân tích vi phạm về giao dịch liên kết, cập nhật thông tin, xây dựng giá tính thuế cho ngành nghề ở địa phương mình quản lý làm cơ sở cho việc xác định thuế khi thanh tra giá chuyển nhượng.
3.3.2.2. Đối với Thanh tra chính phủ
Nghiên cứu để ban hành các văn bản quy định về thanh tra chuyên ngành đặc thù cho ngành thuế khi mà đối tượng thanh tra và số lượng cuộc thanh tra hàng năm rất lớn. Hàng năm, ngành thuế thanh tra khoảng 8.000 cuộc, thời gian tới sẽ tiếp tục tăng thì nhiều quy định và các quy trình nghiệp vụ về thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành sẽ không phù hợp với đặc thù của ngành thuế, làm giảm hiệu quả thanh tra, tốn thời gian và chi phí.
Chẳng hạn quy định về việc xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra: Với ngành thuế, kết luận thanh tra chủ yếu chỉ là việc truy thu, phạt vi phạm về thuế đối với NNT, do đó việc thực hiện kết luận thanh tra chỉ là việc NNT nộp số tiền thuế kiến nghị truy thu vào NSNN, việc này ngành thuế có bộ phận quản lý nợ theo dõi thường xuyên cập nhật tình hình thực hiện. Do đó khơng cần thiết phải thành lập đồn kiểm tra xuống trụ sở NNT để kiểm tra việc NNT đã thực hiện kết luận thanh tra như thế nào. Trong khi nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế của ngành thuế đang rất cần tăng cường thì việc thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra việc
thực hiện kết luận thanh tra sẽ tiêu tốn của ngành thuế một phần nguồn lực đáng kể mà hiệu quả đem lại không cao.
3.3.2.3. Đối với Quốc hội
Kiến nghị giao chức năng điều tra cho cơ quan thuế. Hiện nay, Việt Nam đủ điều kiện để giao chức năng điều tra thuế, cụ thể:
Thứ nhất: Về quy định tội danh về thuế hoặc liên quan đến thuế: Bộ
Luật Hình sự Việt Nam có quy định về “Tội trốn thuế” (Điều 161 BLHS); “Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả” (Điều 164 BLHS); “Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước: (Điều 164b BLHS); “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác” (Điều 181 BLHS).
Ngồi ra, hiện nay cịn phát sinh các loại tội phạm: Gian lận chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước; Làm giả, tạo chứng từ thanh toán qua ngân hàng để chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Thứ hai: Thực tiễn về diễn biến tội phạm và điều tra, khởi tố các vụ án
về thuế.
Theo thống kê, Tổng số vụ vi phạm về hành vi trốn thuế, gian lận thuế ngày càng tăng cả về số lượng lẫn tính chất và quy mơ có sự cấu kết, móc nối giữa nhiều cá nhân, tổ chức ở nhiều địa phương khác nhau, thậm chí một số trường hợp liên quan đến cá nhân, tổ chức ở các quốc gia khác, cụ thể: Năm 2005 tổng số là 3.149 vụ, năm 2013 là 4.130 vụ. Khi phát hiện các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về thuế, cơ quan Thuế đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra, khởi tố nhưng tỷ lệ các vụ việc xử lý được còn rất thấp làm giảm tính răn đe ngăn chặn, cụ thể: Từ năm 2005 đến 2013 tổng số vụ trốn thuế, gian lận về thuế phát hiện là 34.414 vụ, chuyển cơ quan điều tra là 1.623 vụ chiếm 4,6% tổng số vụ pháp hiện, số vụ đã được xử lý là 323 vụ, chiếm 20% số vụ chuyển cho cơ quan điều tra và chiếm 0,91% số vụ
phát hiện (Nguồn Tổng cục Thuế).
Nguyên nhân: hành vi vi phạm pháp luật về thuế rất đa dạng, phức tạp, phạm vi rộng; cơ quan điều tra bị hạn chế về lực lượng, không thông thạo về chuyên môn, nghiệp vụ thuế, không trực tiếp quản lý thơng tin về thuế nên khó khăn trong điều tra dẫn đến tỷ lệ điều tra xử lý hình sự vi phạm pháp luật thuế còn thấp so với số vụ vi phạm; Khi điều tra thường chưng cầu giám định về thuế từ CQT.
Thứ ba: Cơ quan thuế có đầy đủ cơ sở, điều kiện để có thể thực hiện
chức năng điều tra thuế: Cơ quan thuế trực tiếp quản lý NNT, có hệ thống thơng tin, dữ liệu về thuế đối với từng NNT; lực lượng cơ quan thuế khá lớn, phân bổ ở các địa bàn cả nước có điều kiện phối hợp tổ chức điều tra nhanh chóng; trình độ cán bộ được đào tạo ngày càng tốt hơn về kiến thức thuế, tài chính, kế tốn, phân tích báo cáo tài chính DN; có sự hợp tác quốc tế về thuế. Do vậy, cơ quan thuế có đủ điều kiện để điều tra, xác minh làm rõ các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm ngay đảm bảo tính kịp thời trong xử lý các vi phạm. Các vụ việc vi phạm hành chính được xử lý ngay tại cơ quan thuế, những vụ việc đã được phân loại có dấu hiệu tội phạm chuyển cho cơ quan điều tra sẽ tạo điều kiện cho cơ quan điều tra tập trung tiến hành điều tra, tránh dàn trải.
Thứ tư: Theo phân tích kinh nghiệm quốc tế tại chương 2, các nước có
bộ phận thanh tra thuế mạnh đều có chức năng điều tra thuế.
Xu hướng, kinh nghiệm của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giao nhiệm vụ điều tra, khởi tố tội phạm về thuế cho cơ quan thuế. Một số nước còn tổ chức lực lượng cảnh sát thuế, tòa án thuế để xử lý các hành vi tội phạm về thuế. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cơ quan thuế Việt Nam cũng cần được trao chức năng điều tra ban đầu để vừa thực hiện điều tra tội phạm về thuế trong nước, vừa phối hợp với cơ quan thuế
các nước khác để điều tra các hoạt động chuyển giá, trốn thuế của các tập đồn, cơng ty đa quốc gia.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác thanh tra thuế ở Việt Nam từ 2014 – 2016, định hướng mục tiêu tăng cường công tác thanh tra thuế ở Việt Nam trong thời gian tới, Chương 3 của luận văn đã đề xuất 8 giải pháp chủ yếu để tăng cường công tác thanh tra thuế trong thời gian tới:
Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra Tăng tỷ lệ người nộp thuế được thanh tra
Nâng cao chất lượng thanh tra thuế Đẩy mạnh thanh tra theo chuyên đề
Hồn thiện quy trình thanh tra thuế, tiến tới xây dựng quy trình thanh tra điện tử
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh tra thuế
Phát triển ứng dụng tin học, hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất Tăng cường tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, phát triển dịch vụ tư vấn, đại lý thuế và sự hợp tác của người nộp thuế
Để các giải pháp cơ cơ sở thực hiện, luận văn đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Quốc Hội về biên chế cán bộ cơng chức, hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật, giao chức năng điều tra thuế cho cơ quan thuế, .... nhằm tăng cường công tác thanh tra thuế tại trụ sở NNT trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra thuế là hết sức cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quản lý thuế nói riêng và quản lý kinh tế nói chung, tăng thu cho NSNN và nâng cao ý thức tự giác tuân thủ của NNT. Với những nội dung phân tích ở từng Chương, luận văn đã cố gắng thể hiện các mục tiêu, yêu cầu với những kết quả chủ yếu sau:
Luận văn nghiên cứu tổng quan về thanh tra thuế và tăng cường thanh tra thuế đối với NNT. Luận văn đã hệ thống hóa, luận giải, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về thanh tra thuế, tăng cường thanh tra thuế đối với NNT là doanh nghiệp. Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm thanh tra thuế ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, trong đó đặc biệt quan tâm đến kinh nghiệm thanh tra thuế của khối OECD, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế Việt Nam.
Luận văn đánh giá thực trạng thanh tra thuế ở Việt Nam trong giai đoạn 2014-2016 nói chung và theo các tiêu chí đã nêu ở Chương lý luận nhằm nêu trực tiếp các kết quả đạt được của thanh tra thuế phục vụ mục tiêu phân tích. Qua đó cho thấy thanh tra thuế vẫn cịn những tồn tại, hạn chế như: khâu lập kế hoạch thanh tra chất lượng chưa cao, tỷ lệ người nộp thuế được thanh tra đạt thấp, .... Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó chủ yếu là nguyên nhân từ phía cơ quan thuế.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tăng cường thanh tra thuế ở Việt Nam thời gian tới. Các giải pháp đề xuất tập trung vào giải quyết những vấn đề then chốt trong thanh tra thuế như: tăng tỷ lệ số lượng người nộp thuế được thanh tra; nâng cao chất lượng cuộc thanh tra; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... Để thực hiện được các giải pháp trên, cần có các điều kiện cần thiết.
thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo, nhà khoa học, các chuyên gia, đồng nghiệp trong và ngoài ngành thuế để luận văn hoàn thiện hơn./.