Nâng cao chất lượng thanhtra thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 110 - 113)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

3.2.3. Nâng cao chất lượng thanhtra thuế

Thứ nhất: Tăng số thuế truy thu qua thanh tra thuế

Thời gian tới, thanh tra thuế cần tăng được số thuế truy thu bình quân một NNT sau thanh tra, vì đây là một chỉ tiêu định lượng hết sức quan trọng phản ánh kết quả và hiệu quả thanh tra. Việc thanh tra thuế truy thu đủ số thuế thiếu, thuế trốn sẽ góp phần giúp ngành thuế hồn thành nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất, đó là đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Đặt trọng tâm vào số thuế thất thu, thanh tra thuế sẽ đạt được kết quả và hiệu quả định lượng rõ nét nhất. Muốn vậy, thanh tra thuế phải làm tốt khâu phân tích, lựa chọn NNT có nhiều dấu hiệu gian lận, ẩn lậu nhiều tiền thuế để tập trung thanh tra, thực

hiện tốt khâu tiến hành thanh tra, đôn đốc thu hồi số thuế thu được sau thanh tra, đồng thời tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng CBTT.

Thứ hai: Giảm thời gian và chi phí tiến hành thanh tra thuế nhưng vẫn

đảm bảo chất lượng cuộc thanh tra

Việc nâng cao chất lượng thanh tra thuế còn được thể hiện ở việc giảm thiểu thời gian, chi phí tiến hành thanh tra thuế nhưng chất lượng thanh tra vẫn đảm bảo. Dưới góc độ này, kết quả thanh tra thuế phải hướng đến việc giảm đáng kể thời gian, chi phí khơng cần thiết, tiết kiệm chi phí tiến hành hoạt động thanh tra. Tuy trên thực tế, chưa có số liệu thống kê về chi phí bình qn trên một cuộc thanh tra thuế nhưng việc giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, công sức của CQT cũng như của NNT là cần thiết. Một cuộc thanh tra NNT cần phải tính tốn mức chi phí tối thiểu để ước tính số thu về sau thanh tra thì mới có hiệu quả.

Tiến tới xây dựng chuẩn, định mức chi phí thanh tra bình qn, thời gian bình qn hoặc định mức chi phí trên số thuế truy thu cho một đồn thanh tra trên một NNT theo quy mô doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa (Kiến nghị CQT không thanh tra các doanh nghiệp nhỏ do hiệu quả số thu không cao. Đối với các doanh nghiệp nhỏ chỉ nên thực hiện kiểm tra thuế), trên cơ sở các định mức để quản lý và đánh giá kết quả công tác thanh tra.

Thanh tra thuế phải luôn chú ý về mặt tiến độ thời gian theo quy trình thanh tra, thanh tra đúng nội dung, tránh thanh tra tràn lan, dàn trải, kéo dài thời gian mà không mang lại kết quả.

Và để tăng số truy thu, giảm chi phí, thời gian cuộc thanh tra thì giải pháp khốn định mức chi phí trên số thuế truy thu cần áp dụng nhằm tăng áp lực hoàn thành chỉ tiêu số thuế truy thu cho bộ phận thanh tra thuế, Đồn thanh tra để CBTT phấn đấu, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc thanh tra thuế. Với việc khốn chi phí trên số thuế truy thu, để hồn thành số thu,

ngoài nổ lực phải truy thu số thuế/1NNT ở mức cao nhất thì bộ phận thanh tra, Đồn thanh tra thuế sẽ phấn đấu giảm thời gian thanh tra, tăng số lượng NNT được thanh tra. Ngồi định mức chi phí trên số thuế truy thu, có thể áp dụng khốn định mức chi phí trên số giảm lỗ sai quy định bị cắt giảm qua thanh tra của các doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp chuyển giá hoặc khoán chỉ tiêu thu nợ đọng sau thanh tra.

Thứ ba: Tổng hợp và phổ biến các hành vi vi phạm và kỹ năng phát

hiện vi phạm về thuế cho CBTT

Cơ quan thuế cần thường xuyên tổng hợp các hành vi vi phạm, kỹ năng phát hiện vi phạm để phổ biến cho cán bộ thanh tra thuế, đồng thời tổng hợp đặc điểm, quy luật của các hành vi vi phạm theo ngành, lĩnh vực để đào tạo cho CBTT nâng cao kỹ năng thanh tra. Việc tổng hợp và biên tập cần có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong CQT và bộ phận thanh tra. Từ đó, các kinh nghiệm và kỹ năng thanh tra được chia sẻ, học tập lẫn nhau giữa các cán bộ làm công tác thanh tra nhằm thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế đạt kết quả và hiệu quả cao hơn. Việc tổng hợp và phân tích các hành vi vi phạm sau thanh tra cần được ngành thuế chú trọng quan tâm vì đây là cơ sở để tiếp tục hồn thiện bộ tiêu chí đánh giá rủi ro phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, bổ sung thêm dữ liệu vào sổ tay kỹ năng thanh tra NNT. Cần phân loại vi phạm của NNT theo các nhóm vi phạm (theo sắc thuế hoặc theo các chuyên đề), phân tích xu hướng thay đổi các hành vi vi phạm qua từng năm và dự báo hành vi vi phạm mới sẽ xuất hiện để có kỹ năng, biện pháp xử lý.

Thứ tư: Tăng cường đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra thuế

Chất lượng thanh tra thuế không chỉ thể hiện ở việc truy thu được bao nhiêu tiền thuế, mà còn thể hiện ở việc số tiền thuế kiến nghị truy thu qua thanh tra đã được nộp vào NSNN bao nhiêu (việc thực hiện kết luận thanh tra

như thế nào). Với tỷ lệ nợ thuế sau thanh tra khoảng 30% như hiện nay, CQT cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, đơn đốc và thậm chí thực hiện các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế nhằm nâng cao chất lượng cuộc thanh tra thuế. Để thực hiện tốt nội dung này, bộ phận thanh tra thuế phải phối hợp tốt với bộ phận quản lý nợ thuế, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ để thực hiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)