- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Hiệu quả thanh tra thời gian qua có những hạn chế là do xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Tổ chức bộ máy thanh tra chưa phù hợp
Tổ chức hoạt động cho lực lượng thanh tra thuế như hiện nay chưa đáp ứng được cả về quy mô, số lượng và chất lượng, do đó thanh tra thuế sẽ khơng thực sự đạt được kết quả như mong muốn. Tổ chức bộ máy thanh tra ở CQT các cấp chưa tương xứng với khối lượng cơng việc và vai trị của thanh tra thuế.
Hiện tại, chức năng thanh tra vẫn hồn tồn do các Phịng thanh tra thuộc Cục Thuế hoặc Vụ Thanh tra thuộc Tổng cục đảm nhiệm. Trong khi các Chi cục Thuế quản lý hàng ngàn doanh nghiệp thì chỉ tổ chức thành các Đội kiểm tra với chức năng kiểm tra NNT, với thời gian kiểm tra là 5 ngày/1NNT. Việc không thành lập Đội thanh tra ở Chi cục Thuế đã gây tình trạng quá tải về khối lượng cơng việc cho các Phịng Thanh tra tại CQT cấp Cục, trong khi số lượng CBTT tại các Cục lại tương đối ít dẫn đến việc ngành thuế chưa năm nào đạt được tỷ lệ 3% trên tổng số NNT đang hoạt động.
Tại một số Cục Thuế như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các Phịng thanh tra được phân theo các đối tượng, loại hình doanh nghiệp. Cịn lại tại các Cục Thuế địa phương khác chưa tổ chức bộ phận thanh tra riêng theo khối doanh nghiệp mà chia đều các phịng thanh tra làm đủ các loại hình doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động thanh tra như vậy chưa thực sự chuyên nghiệp và
chưa đáp ứng được yêu cầu thanh tra những NNT có ngành, lĩnh vực kinh doanh đặc thù, phức tạp.
Lực lượng CBTT toàn quốc đến năm 2016 mới chiếm khoảng hơn 3% tổng số cán bộ công chức (trong khi ở các nước trong khu vực và thế giới tỷ lệ này thường chiếm từ 30% trở lên). Năm 2016, tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra của Cục Thuế TP Hà Nội là 4,27% (= 161/3.773), Cục Thuế TP Hồ Chí Minh là 3,4% (=149/4.399), rất nhỏ so với số lượng NNT mà hai CQT này quản lý. Điều này cho thấy, nhân lực làm công tác thanh tra của ngành thuế chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra.
- Lực lượng thanh tra còn hạn chế, tính chun mơn hóa chưa cao
Số lượng CBTT giàu kinh nghiệm và nghiệp vụ giỏi như các thanh tra viên chính, chun viên chính, kiểm sốt viên chính làm cơng tác thanh tra ít. Đây là vấn đề cấp thiết địi hỏi ngành thuế phải chú trọng khắc phục, trong khi đó, việc đào tạo CBTT thành thạo nghiệp vụ cần thực hiện dần từng bước nên tiến độ còn chậm và chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; CBTT chưa được tổ chức đào tạo thường xuyên, liên tục; hệ thống giáo trình đào tạo xây dựng cịn chậm do đây là bộ giáo trình mới, mang tính chuẩn mực, ngành thuế vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm, phải có thời gian để ngành thuế nghiên cứu chuẩn mực quốc tế để áp dụng vào thực tiễn nước ta. Ở tất cả các cấp CBTT còn rất yếu về kỹ năng và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra và về khả năng sử dụng các thiết bị, ứng dụng tin học; thiếu trình độ ngoại ngữ thơng thạo để thanh tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Thậm chí một số CBTT, kiểm tra ở cơ sở cịn chưa nắm vững các chính sách thuế, chưa thành thạo về tin học, kế tốn doanh nghiệp, chưa biết phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để phát hiện các dấu hiệu gian lận về thuế của NNT (đặc biệt ở các CQT địa phương). Phong cách ứng xử của một số CBTT chưa văn minh, cách thức làm việc chưa khoa học và thiếu tính chun nghiệp.
Cơng tác ln phiên, luân chuyển công chức làm công tác thanh tra của ngành thuế cịn chưa hợp lý. Một số cơng chức thanh tra giỏi đã từng được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về thanh tra cơ bản và thanh tra nâng cao, tập huấn về chuyển giá,...điều chuyển sang làm cơng tác khác, gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực thanh tra có kinh nghiệm và làm lực lượng thanh tra suy giảm, vì thanh tra thuế là là cơng việc địi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp.
- Cơ sở dữ liệu về NNT còn nghèo nàn, các ứng dụng tin học chưa đồng bộ
Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về NNT còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đáng tin cậy. Cơ sở dữ liệu về NNT của ngành thuế chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu thanh tra trên cơ sở phân tích rủi ro.
Mặt khác, thông tin, dữ liệu không được cập nhật đầy đủ và thường xuyên vào hệ thống khi có sự thay đổi từ phía NNT nên thiếu thơng tin để khai thác khi cần thiết; Độ tin cậy của thông tin cung cấp cho thanh tra thuế chưa cao.
Để thanh tra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro, CQT cần rất nhiều các thơng tin mang tính đặc thù hoặc có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, NNT cịn rất dè dặt khi cung cấp những thơng tin mà CQT yêu cầu, phần sợ bị lộ bí mật nghề nghiệp, phần vì tâm lý chưa tin tưởng, lo ngại thông tin cung cấp cho CQT sẽ bị lộ ra cho đối thủ kinh doanh và bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân một phần là do thiếu các quy định mang tính pháp lý đề điều chỉnh các mối quan hệ tranh chấp phát sinh giữa CQT và NNT, điều này dẫn tới tình trạng NNT tìm mọi cách để giữ thơng tin, cịn CQT thì tìm mọi cách khai thác các thông thông tin về NNT, kể cả nguồn thơng tin khơng chính thức.
Các ứng dụng tin học hỗ trợ cho công tác thanh tra thuế chưa được hình thành đồng bộ đã khơng hỗ trợ được nhiều cho thanh tra thuế, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng hoạt động thanh tra toàn ngành thuế. Các ứng dụng tin học của ngành thuế cịn mang tính độc lập mà chưa hỗ trợ hiệu quả cho CBTT khai thác thông tin theo nhiều tiêu thức khác nhau; các dữ liệu đầu ra còn thiếu và tương đối đơn giản. Việc triển khai các ứng dụng tin học vào phục vụ công tác thanh tra vẫn cịn chậm. Đại bộ phận cơng việc phục vụ cho công tác thanh tra vẫn là các phần mềm thủ công (Excel, Word).
Các thông tin trao đổi với các bộ, ngành cũng chưa được kết nối tự động với hệ thống tin học ngành thuế. Việc kết nối tự động thông tin giữa CQT, hải quan và kho bạc, ngân hàng chưa được thực hiện dẫn đến việc quản lý thông tin NNT phiến diện, không đánh giá được đầy đủ quá trình chấp hành pháp luật của NNT.
- Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thu thập thông tin và quản lý các doanh nghiệp chưa tốt
Công tác phối hợp giữa CQT với các cơ quan ban ngành như Cơ quan Công an, Hải quan, Sở Công thương, các Hiệp hội ngành nghề, các Ngân hàng thương mại... trong việc thu thập thơng tin về tình hình hoạt động của NNT cịn thiếu chủ động. CQT chưa liên kết được các thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội ngành nghề nhằm nắm bắt, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để có biện pháp quản lý kịp thời. Việc đánh giá rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra mới chỉ dựa trên thơng tin nội bộ ngành, chưa có sự kết hợp thơng tin với các cơ quan bên ngoài.
- Cơ sở vật chất cho thanh tra thuế chưa được đầu tư thích đáng
Cơ sở vật chất của ngành thuế chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng tác thanh tra. Điều kiện làm việc của CBTT cịn rất hạn chế, nghèo nàn chưa đáp
ứng được yêu cầu của cơng việc, thiếu diện tích phịng làm việc. Một số Cục Thuế đang tiến hành xây dựng hoặc khơng có trụ sở phải đi th địa điểm cũng gây hạn chế khó khăn cho cơng tác thanh tra.
Các kỹ năng và tài liệu phục vụ cho công tác thanh tra của ngành thuế cịn hạn chế, chưa có Sổ tay kỹ năng thanh tra hồn chỉnh làm hạn chế cơng tác thanh tra thuế.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Thẩm quyền của thanh tra thuế chưa đủ mạnh
Do quy định của khung pháp lý hiện hành, thanh tra thuế gần như chỉ xử lý được các sai phạm trong lĩnh vực thuế một cách “giơ cao đánh khẽ” bằng các biện pháp như truy thu lại thuế, thu hồi thuế giá trị gia tăng đã hoàn hoặc giảm trừ số lỗ, truất quyền ưu đãi thuế,… Những biện pháp này thực ra chỉ giải quyết được trước mắt mà khơng đủ tính nghiêm khắc để có thể coi như cảnh báo đối với NNT khi có ý định trốn thuế. Thẩm quyền của thanh tra thuế chưa mạnh, vì vậy thanh tra thuế chưa phát huy được vai trò, sức mạnh trong chống thất thu thuế và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Do CQT chưa được giao chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế nên các vụ trốn thuế, gian lận tiền thuế từ 50 triệu đồng trở lên CQT đều phải chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra, thụ lý. Tuy nhiên, những vụ việc chuyển sang cơ quan Công an kết quả điều tra, xử lý còn chậm.
- Sự độc lập của thanh tra thuế
Hiện nay, Luật Thanh tra quy định cho Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế (Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng) khá nhiều quyền hạn trong hoạt động thanh tra như: phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra; quyết định thanh tra; kết luận thanh tra; xử lý kết luận thanh tra. Tuy nhiên, sự lệ thuộc quá lớn vào Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước sẽ làm mất đi tính khách quan, độc lập tương đối của hoạt động thanh
tra thuế.
- Quy trình thanh tra cịn nhiều bất cập, hạn chế, chậm sửa đổi
Trong thực tế, khi thực hiện quy trình thanh tra phát sinh một số vướng mắc, bất cập sau:
Theo Quy trình, biên bản thanh tra sẽ được đoàn thanh tra và NNT thống nhất cùng ký xác nhận trước khi trình báo thủ trưởng CQT. Tuy nhiên trong trường hợp Thủ trưởng CQT khơng đồng ý với nội dung trình, có chỉ đạo khác với Biên bản thanh tra thì đồn thanh tra phải làm việc, thống nhất thuyết phục NNT ký lại Biên bản, cá biệt một số NNT sẽ không ký biên bản, gây khó khăn cho Đồn thanh tra.
Quy trình thanh tra cịn thiếu một số mẫu biểu như chưa có mẫu Quyết định xử lý truy thu riêng, chỉ có mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Theo quy trình: “Khi có kết quả giám định, trưởng đồn thanh tra phải cơng bố cho NNT biết”, khi công bố cho NNT biết kết quả giám định, do khơng có mẫu Biên bản công bố với đơn vị bằng văn bản, nên có trường hợp NNT cố tình khơng ghi nhận việc cơng bố này hoặc có tình trạng đồn thanh tra đơn phương giám định mà không công bố bằng văn bản cho NNT biết.
Các quy định tại Luật thanh tra đã quy định từ lâu nhưng chậm sửa đổi bổ sung, tới cuối năm 2016 mới được bổ sung vào quy trình thanh tra thuế theo quyết định số 2605/QĐ-TCT ngày 30/12/2016 của Tổng cục Thuế về việc sửa đổi bổ sung quy trình thanh tra thuế như: bổ sung quy định về xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, bổ sung quy định về nhật ký đoàn thanh tra. Nội dung mới bổ sung phát sinh bất cập như: Quy trình quy định sổ nhật ký thanh tra phải được đánh số và đóng dấu CQT, tuy nhiên việc này lại bất cập do sổ nhật ký không là công văn, là văn bản của CQT để đóng dấu theo quy định văn thư của cơ quan thuế.
- Việc áp dụng các tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro chưa đạt hiệu quả do nguồn dữ liệu chưa đạt yêu cầu.
Cụ thể, đối với tiêu chí so sánh bình qn trung bình ngành hiện nay là chưa hiệu quả do đăng ký kinh doanh hiện nay của NNT ghi rất nhiều ngành nghề, khi phân tích, đánh giá rủi ro phần mềm khơng biết phải lấy ngành nghề nào là ngành nghề chính để phân tích. Hoặc đăng ký kinh doanh ghi là ngành nghề chính nhưng trong năm NNT phát sinh khoản doanh thu hoặc chi phí khơng phải là ngành nghề chính nhưng lại làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ dẫn đến việc xác định tiêu chí ngành nghề kinh doanh khơng hiệu quả.
- Ngun nhân từ phía NNT
Nhìn chung, vẫn có một bộ phận không nhỏ NNT chưa tự giác chấp hành tốt pháp luật về thuế, mặc dù Luật Quản lý thuế đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của NNT, cũng như những chế tài mà CQT có quyền áp dụng đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. Nguyên nhân là do vẫn cịn những NNT cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức để trốn thuế, lậu thuế, gian lận các khoản tiền thuế phải nộp.
Mặt khác, một số NNT do gặp khó khăn về mặt tài chính vì lợi ích trước mắt nên muốn chiếm dụng tiền thuế thường có các hành vi trốn-tránh thuế, khai sai nên thường mua chuộc, hối lộ CBTT để làm sai lệch kết quả thanh tra có lợi cho mình. Những NNT có ý đồ gian lận thường tìm mọi biện pháp cản trở, gây khó khăn cho cơng tác thanh tra của CQT nhằm hạn chế tối đa số thuế phải nộp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các vụ gian lận, trốn-tránh thuế cũng trở nên tinh vi, phức tạp hơn, làm cho cơng tác thanh tra thuế khó khăn, vất vả hơn trước. Hơn nữa, nhận thức của NNT về quyền lợi và sự bình đẳng, minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ thuế cũng mạnh mẽ hơn trước, NNT dễ
nảy sinh khiếu kiện hơn, đặt ra cho ngành thuế nói chung và thanh tra thuế ngày càng nhiều thách thức.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tóm lại, chương 2 luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra thuế giai đoạn 2014-2016 qua các nội dung: tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ, tác động của các văn bản luật, các quy trình, nguồn nhân lực, chức năng nhiệm vụ liên quan đến thanh tra thuế,...
Từ thực trạng của thanh tra thuế, luận văn đã đi sâu phân tích kết quả công tác thanh tra NNT ở Việt Nam thơng qua các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả thanh tra nêu ở phần lý luận. Qua đó cho thấy cơng tác thanh tra thuế thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định như: số thuế truy thu bình quân một NNT qua thanh tra tăng qua các năm, qua thanh tra đã làm giảm số lỗ sai của NNT, ý thức tuân thủ pháp luật thuế sau thanh tra của NNT nâng cao,...
Tuy nhiên, những ưu điểm về thanh tra của ngành thuế thời gian qua là chưa nhiều, thanh tra thuế vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: số thu bình qn một NNT tồn ngành chưa phản ánh được bản chất hiệu quả thanh tra thuế của các CQT địa phương, Tỷ lệ NNT được thanh tra trên tổng số NNT đang hoạt động thấp,...
Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân (khách quan và chủ quan) quy trình thanh tra bất cập, tổ chức bộ máy thanh tra chưa khoa học, nguồn dữ liệu thiếu, nhân lực thanh tra cịn yếu..., trong đó hạn chế chủ yếu là con người và phương pháp thanh tra.
Từ thực trạng hiệu quả cơng tác thanh tra thuế nói trên, cần thiết phải đưa ra những định hướng và giải pháp tăng cường thanh tra thuế trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ của NNT.
Chương 3