Thực trạng thanhtra thuế tại trụ sở người nộp thuế giai đoạn 2014-

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 67 - 70)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

2.2. Thực trạng thanhtra thuế tại trụ sở người nộp thuế giai đoạn 2014-

2014-2016

2.2.1. Quy trình thanh tra thuế

chuyển từ phương thức quản lý theo cơ chế chuyên quản - NNT thụ động trong thực hiện nghĩa vụ thuế sang cơ chế nộp thuế chủ động xác định đúng số thuế phải nộp và thực hiện nộp thuế đúng hạn. Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 kèm theo theo quy trình thanh tra NNT (gọi tắt là Quy trình thanh tra). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, đảm bảo chuẩn hóa các bước cơng việc được thực hiện thống nhất theo quy trình, đảm bảo hoạt động thanh tra thuế được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, thơng nhất trong phạm vi tồn ngành thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.

Quy trình thanh tra quy định rõ ràng từng bước công việc gắn với trách nhiệm của từng bộ phận, từng người tham gia quy trình, quy định việc thanh tra phải dựa trên phương pháp phân tích rủi ro để lựa chọn chính xác hơn đối tượng cần thanh tra. Quy trình thanh tra chú trọng khâu lập kế hoạch thanh tra và chuẩn bị trước khi thanh tra nhằm đảm bảo việc thanh tra tại trụ sở NNT mất ít thời gian, nguồn lực nhất và hiệu quả nhất; Quy trình nâng cao vai trị của CQT trong việc lập kế hoạch thanh tra, phân tích rủi ro và chỉ đạo thực hiện thanh tra các cấp.

Qua thực tiễn áp dụng cho thấy quy trình thanh tra đã cụ thể hóa các bước, cơng việc, thủ tục, tăng cường phát hiện sai sót, vi phạm trong q trình xử lý nghiệp vụ. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng cụ thể có tác dụng tạo nên sự chun mơn hố trong cơng việc và phù hợp với trình độ của từng cán bộ, tạo điều kiện cho việc kiểm tra và giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận.

Quy trình thanh tra đã giúp CQT tăng cường giám sát, quản lý, điều hành việc tổ chức công tác thanh tra của bộ phận thanh tra (qua nhật ký thanh tra, báo cáo phân tích hồ sơ trước thanh tra và báo cáo kết quả sau thanh tra).

Về lập kế hoạch thanh tra

thực hiện trên cơ sở kế hoạch thanh tra phê duyệt từ đầu năm trên cơ sở lựa chọn NNT theo phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro được thực hiện từ phân tích thơng tin trên hệ thống báo cáo tài chính và kết hợp với các nguồn thơng tin khác như thơng tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế nắm được qua cơng tác quản lý, tình hình, xu thế phát triển ngành kinh tế để lựa chọn chính xác hơn những NNT có nhiều rủi ro và nhiều khả năng vi phạm

Việc lập kế hoạch thanh tra thuế hiện nay của CQT như sau: trên cơ sở dữ liệu đã tập hợp được về NNT, CQT tiến hành phân tích rủi ro, chấm điểm NNT theo các tiêu chí rủi ro khi lập kế hoạch thanh tra.

Hàng năm, CQT xây dựng Bộ tiêu chí rủi ro bao gồm 20 tiêu chí tĩnh (trước đây là 16 tiêu chí) - là các tiêu chí bắt buộc phải có (đây là các tiêu chí mà cơ quan thuế đã tổng hợp đánh giá là các vi phạm phổ biến trong công tác quản lý thuế) và bổ sung thêm các tiêu chí động (các tiêu chí do CQT căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu quản lý, vị trí địa phương, ... để bổ sung các tiêu chí phù hợp) để phân tích và chấm điểm rủi ro lựa chọn NNT đưa vào lập kế hoạch thanh tra thuế.

Việc xây dựng Bộ tiêu chí rủi ro và phân tích rủi ro được thực hiện trên phần mềm ứng dụng TPR. Các bước cơng việc phân tích rủi ro để lập kế hoạch thanh tra (từ khâu xây dựng Bộ tiêu chí đến khâu phê duyệt kế hoạch thanh tra) được thực hiện theo quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác lập kế hoạch thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT mà cơ quan thuế quy định hàng năm (việc xây dựng kế hoạch thanh tra thuế năm 2016 được áp dụng theo quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 2176/QĐ-TCT ngày 10/11/2015 của Tổng cục Thuế).

Phần mềm ứng dụng TPR sẽ tiến hành phân tích và chấm điểm các tiêu chí rủi ro trên cơ sở thông tin, dữ liệu đối với NNT được tổng hợp từ hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính, kết quả thanh tra kiểm tra, tình hình tuân thủ

pháp luật thuế và các thơng tin khác có liên quan của NNT để đưa ra danh sách NNT có điểm rủi ro từ cao đến thấp. Kế hoạch thanh tra thuế sẽ được xây dựng trên cơ sở lựa chọn NNT có điểm rủi ro cao.

Qua thời gian triển khai, việc xây dựng kế hoạch dựa trên áp dụng phương pháp phân tích rủi ro đã dần dần đi vào bài bản, có tác dụng nâng cao hiệu quả thanh tra, phần nào đã tìm trúng và đúng NNT có nhiều sai phạm.

Về quy định cơ quan xây dựng kế hoạch thanh tra thuế: Kế hoạch thanh tra thuế hàng năm do các cơ quan thuế các cấp tự xây dựng và báo cáo cơ quan thuế cấp trên phê duyệt, cụ thể: Tổng cục Thuế sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế và báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch, các Cục Thuế xây dựng và báo cáo về Tổng cục Thuế phê duyệt. Đồng thời để tránh chồng chéo trong công tác thanh tra, kế hoạch thanh tra thuế được xây dựng có rà soát, đối chiếu để loại trừ NNT đã nằm trong kế hoạch thanh tra của các cơ quan chức năng khác như Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, CQT cấp trên...

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)