Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 74 - 93)

- Quan hệ trực tiếp: Quan hệ gián tiếp:

2.3.1. Kết quả đạt được

phương pháp thanh tra rủi ro có tính trọng yếu. Kết quả hoạt động cơng tác thanh tra có những bước chuyển biến rõ nét: tỷ lệ NNT được thanh tra tăng lên, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra ngày càng cao, số thuế truy thu qua thanh tra cũng tăng lên, thời gian thanh tra được rút ngắn, ....

Công tác thanh tra thuế được chú trọng nên phần nào đã hạn chế, ngăn chặn những hành vi sai phạm và chống thất thu về thuế, nâng cao ý thức tuân thủ của NNT. Kết quả thanh tra thuế đạt được trong các năm qua được đánh giá qua các tiêu chí:

- Tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động

Tính chung giai đoạn 2014-2016 tồn ngành đã thanh tra được 25.458 doanh nghiệp đạt tỷ lệ 1,74% tổng số NNT đang hoạt động được quản lý thuế trong toàn ngành.

NNT đang hoạt động được quản lý thuế là những doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh có nộp hồ sơ khai thuế (khơng bao gồm các doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp chờ giải thể và các doanh nghiệp không xác minh được) thuộc diện quản lý của CQT.

Năm 2015 Tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động thuộc sự quản lý của CQT đạt tỷ lệ cao, đạt 2,03% (=9.756/480.291) do năm 2015 ngành thuế tăng cường thanh tra để tăng tỷ lệ số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra theo mục tiêu của chương trình cải cách phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ thanh tra, kiểm tra đạt 35% trên tổng số NNT được đang hoạt động thuộc sự quản lý của CQT. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực hạn chế, số lượng NNT cần thanh tra tăng nên chất lượng cuộc thanh tra giảm. Để khắc phục, đến năm 2016 ngành thuế giảm số lượng cuộc thanh tra nhằm tăng chất lượng cuộc thanh tra và tăng số lượng cuộc kiểm tra (thanh tra mất rất nhiều thời gian, trong khi kiểm tra mất ít thời gian hơn) để vẫn đảm bảo số

lượng NNT được thanh tra, kiểm tra theo lộ trình cải cách hiện đại hóa đề ra.

Đơn vị: Doanh nghiệp

Năm NNT được

thanh tra

Tổng số NNT đang hoạt động

Tỷ lệ NNT được thanh tra/NNT đang hoạt động

2014 8.171 499.523 1,64%

2015 9.756 480.291 2,03%

2016 7.531 480.512 1,57%

Tổng 25.458 1.460.326 1,74%

(Nguồn: Tổng cục Thuế)

Bảng 2.2: Tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động 2014-2016

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được thanh tra

Từ năm 2014 đến năm 2016, toàn ngành thuế đã tiến hành thanh tra được 25.458 cuộc thanh tra, đạt 92,4% so với kế hoạch được giao hàng năm.

Năm Kế hoạch thanh tra (cuộc) Thực hiện (cuộc) Tỷ lệ Thực hiện/Kế hoạch 2014 9.824 8.171 83,17% 2015 10.252 9.756 95,16% 2016 7.476 7.531 100,74% Tổng 27.552 25.458 92,4% (Nguồn: Tổng cục Thuế)

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra NNT 2014-2016

Năm 2016 tỷ lệ thanh tra thực hiện/kế hoạch đạt cao nhất (100,74%) do ngành thuế xây dựng kế hoạch thanh tra giảm so các năm trước nhằm tăng

chất lượng cuộc thanh tra. Tuy số lượng NNT đã được thanh tra không tăng hàng năm (năm 2015 tăng so với năm 2014 và năm 2016 giảm so với năm 2015) nhưng tỷ lệ hồn thành kế hoạch hàng năm đã có tiến bộ, năm sau cao hơn năm trước: năm 2014 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch được giao là 83,17% thì đến năm 2015 tăng lên là 95,16 và năm 2016 hoàn thành vượt kế hoạch được giao 100,74% thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của ngành thuế phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch được giao trong khi biên chế cán bộ cho lực lượng thanh tra khơng tăng tương ứng. Đóng góp vào thành tích hồn thành vượt mức kế hoạch năm 2016 là các Cục Thuế như Yên Bái vượt 45,5% kế hoạch, Nam Định vượt 37,9% kế hoạch, Nam Định vượt 35% kế hoạch, Bắc Ninh vượt 32,7% kế hoạch,...

- Số thuế truy thu bình quân

Năm Cuộc

thanh tra

Số thuế truy thu Số thuế truy thu bình

quân 1 cuộc thanh tra

Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (so với năm trước) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (so với năm trước) 2014 8.171 6.037.277 738,8 2015 9.756 6.008.148 99,5% 615,8 83,35% 2016 7.531 8.828.058 146,9% 1.172,2 190,34% Tổng 25.458 20.873.483 819,9 (Nguồn: Tổng cục Thuế)

Bảng 2.4: Kết quả truy thu thuế 2014-2016

Giai đoạn 2014-2016, tổng số thuế kiến nghị thu vào NSNN tăng thêm sau thanh tra đạt 20.837.484 triệu đồng (Trong đó: năm 2014 đạt là 6.037.277 triệu đồng, năm 2015 đạt là 6.008.148 triệu đồng, bằng 99,5% so với năm 2014, năm 2016 đạt 8.828.058 triệu đồng, tăng 46,9% so với năm 2015 và là

năm đạt số kiến nghị thu cao nhất từ trước đến nay của ngành thuế). Số thuế truy thu thêm so với kê khai cho thấy mức độ thất thu thuế hiện nay rất lớn, bên cạnh đó số thuế truy thu lớn và số thuế truy thu bình qn cao cũng chứng tỏ việc cơng tác thanh tra thuế đạt hiệu quả, đặc biệt là nếu so với thời kỳ trước đây thì cơng tác thanh tra theo rủi ro hiện nay đã cho hiệu quả cao, đem về số thuế truy lớn cho NSNN.

So sánh kết quả truy thu trong 3 năm cho thấy: Số thuế truy thu không tương ứng với số lượng NNT được thanh tra, số thuế truy thu lớn nhất là năm 2016 khi có số lượng NNT được thanh tra ít nhất, dẫn đến số thuế truy thu bình quân năm 2016 là cao nhất đạt 1.172,2 triệu đồng/1 NTT tăng 90,34% so với năm 2015 chỉ đạt 615,8 triệu đồng/1NNT. Năm 2015 cũng là năm có số NNT được thanh tra lớn nhất từ trước tới nay của ngành thuế nhưng số thuế kiến nghị truy thu lại khơng đạt hiệu quả như mong muốn. Có thể thấy, việc giảm số lượng NNT được thanh tra để tăng chất lượng cuộc thanh tra đã đem lại hiệu quả rất lớn. Với việc năm 2015 ngành thuế tập trung tăng số lượng NNT được thanh tra đã không đem lại hiệu quả về số tiền thuế kiến nghị truy thu như mong muốn, tổng số tiền thuế kiến nghị truy thu giảm so với năm trước (năm 2014), số thuế truy thu bình quân chỉ bằng 83,35% so với năm trước. Đến năm 2016, ngành thuế đã tập trung vào khâu phân tích rủi ro để lập kế hoạch thanh tra nhằm lựa chọn các doanh nghiệp có rủi ro cao nhất, giảm số lượng NNT cần thanh tra để tập trung tăng chất lượng cho cuộc thanh tra và kết quả số lượng NNT được thanh tra ít hơn nhưng phát hiện được nhiều NNT có sai phạm lớn, số thuế truy thu nộp vào NSNN cao hơn. Kết quả này cho thấy nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc thanh tra để tăng số thu qua thanh tra thuế nói riêng và ngành thuế nói chung đã đem lại kết quả như mong muốn. Đạt được thành tích này là đóng góp một phần từ cơng tác thanh tra của Tổng cục Thuế với tổng số doanh nghiệp thực hiện thanh tra 62 doanh

nghiệp với tổng số kiến nghị truy thu là hơn 3.402 tỷ đồng.

Số tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế chiếm tỷ lệ khoảng 16% số thuế tăng thêm sau thanh tra các năm.

Ngành thuế đã thực hiện thanh tra thuế trên cơ sở thu thập và phân tích thơng tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành thanh tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp, vừa tránh lãng phí nguồn lực của CQT. Với phương pháp này, năm 2016 số cuộc thanh tra giảm chỉ bằng 77,19% so với năm 2015 nhưng số thuế truy thu tăng 46,9% so với năm 2015. Với việc chỉ đạo quyết liệt, cơng tác thanh tra tồn ngành thuế đã được triển khai khá tồn diện trên cơ sở phân tích rủi ro. Các ngành nghề được lựa chọn đưa vào thanh tra đều có phát sinh số thuế truy thu.

- Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN

Năm Số thuế truy thu (tỷ đồng) Tổng thu NSNN (tỷ đồng) Tỷ lệ (số thuế truy thu/Tổng thu NSNN) 2014 6.037 593.560 0,91% 2015 6.008 739.677 0,79% 2016 8.828 785.000 0,96% Tổng 20.873 1.927.955 0,91%

(Nguồn: Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê)

Bảng 2.5: Tỷ lệ số thuế truy thu trong tổng thu NSNN 2014-2016

Tỷ lệ số thuế truy thu của thanh tra thuế trong tổng thu NSNN (không bao gồm thu từ hải quan, thu từ dầu thô và viện trợ khơng hồn lại) trong những năm qua đạt xấp xỉ 1%, trong đó: năm 2016 đạt tỷ lệ cao nhất (0,96%), năm 2015 tỷ lệ động viên vào NSNN qua thanh tra thuế chỉ đạt 0,73% (thấp nhất). Có thể thấy thanh tra thuế cũng góp phần tăng thu NSNN, đảm bảo

thực hiện hồn thành dự tốn thu NSNN nội địa của ngành thuế. Qua thanh tra thuế từ 2014-2016, CQT thu về NSNN hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế, đảm bảo nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của ngành thuế: thu NSNN.

- Tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra

Tính chung cho giai đoạn 2014-2016 tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra chiếm khoảng 29,19% chứng tỏ mức độ tuân thủ kết luận thanh tra của NNT đã có nhiều chuyển biến tích cực và cơng tác đơn đốc thu nợ thuế của CQT đã có nhiều cố gắng nên kết quả thu hồi nợ đã tốt hơn các thời kỳ trước đây (thời kỳ trước đây tỷ lệ nợ sau thanh tra thường khoảng 50%), đặc biệt là đã kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế, áp dụng biện pháp thông báo công khai danh sách những doanh nghiệp nợ đọng thuế lên các phương tiện thông tin đại chúng.

Năm 2016, tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra cao nhất là 33,32% do số kiến nghị truy thu qua thanh tra năm 2016 là cao nhất tăng 46,9% so với năm 2015, tức số thuế truy thu bình quân cho 1 NNT cũng là cao nhất và tăng gần gấp 2 lần năm 2015 (tăng 90,34%). Khi một doanh nghiệp bị truy thu ít hơn sẽ dễ cho việc nộp số tiền thuế truy thu hơn là 1 doanh nghiệp bị truy thu nhiều hơn nên dễ dẫn đến việc khơng có khả năng nộp hoặc chây ỳ nộp. Bên cạnh đó, số liệu báo cáo là tại ngày 31/12 hàng năm sẽ có nhiều trường hợp mới thanh tra xong, mới có kết luận thanh tra chưa hết thời gian phải nộp (sau khi có Quyết định xử lý, Kết luận thanh tra thì doanh nghiệp có thời gian 10 ngày để nộp số tiền thuế kiến nghị truy thu).

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm NNT đã

thanh tra

Số thuế phải nộp sau thanh tra

Số đã nộp (đến 31/12) Số còn phải nộp Tỷ lệ nợ đọng 2014 8.171 6.037.277 4.454.812 1.582.46 26,21%

5 2015 9.756 6.008.148 4.438.195 1.569.95 3 26,13% 2016 7.531 8.828.058 5.885.784 2.942.27 4 33,32% Tổng 25.458 20.873.483 14.778.792 6.094.69 2 29,19% (Nguồn: Tổng cục Thuế)

Bảng 2.6: Tình hình nợ thuế của NNT sau thanh tra 2014-2016

- Số lỗ sai bị loại qua thanh tra hàng năm

Giai đoạn từ 2013 đến 2015, qua thanh tra CQT đã giảm lỗ tổng số tiền 30.629 tỷ đồng. Năm 2013 qua thanh tra đã giảm lỗ số tiền 7.199 tỷ đồng, năm 2014 giảm lỗ là 11.122 tỷ đồng, tăng 54,49% so với năm 2013; năm 2015 giảm lỗ số tiền 12.307 tỷ đồng, tăng 10,65% so với năm 2014.

Năm Số lỗ giảm qua thanh

tra (tỷ đồng)

Tỷ lệ thay đổi so với năm trước 2013 7.199 2014 11.122 154,49% 2015 12.307 110,65% 2016 12.500 101,56% Tổng 30.629 (Nguồn: Tổng cục Thuế)

Bảng 2.7: Tình hình giảm lỗ sau thanh tra 2013-2016

Năm 2014, 2015, 2016 số lỗ điều chỉnh giảm qua thanh tra tăng đột biến so với năm 2013 là do ngành thuế đã tăng cường thanh tra các doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam nhiều năm liền đều kê khai lỗ, các doanh nghiệp có gia dịch liên kết, chuyển giá.

Kết quả thanh tra xử lý giảm lỗ đã tạo tác động lan toả đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đáng lưu ý là các doanh nghiệp sau thanh tra hoặc chưa được thanh tra đã chấn chỉnh lại cơng tác hạch tốn để tự giảm lỗ và đã có phát sinh thu nhập chịu thuế. Đây là một kết quả rất đáng ghi nhận trong công tác thanh tra thuế, cần tăng cường hơn nữa trong thời gian tới.

Liên quan đến kết quả điều chỉnh giảm lỗ sau thanh tra là việc thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, theo đó năm 2016, ngành thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 545 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, kiến nghị xử lý sau thanh tra 1.400,2 tỷ đồng; giảm lỗ 7.491,39 tỷ đồng; giảm khấu trừ 79,3 tỷ đồng.

- Thời gian thanh tra bình quân

Thời gian bình quân tiến hành một cuộc thanh tra tại cơ sở NNT cũng đã được rút ngắn do ngành thuế áp dụng thanh tra theo phân tích rủi ro, đã tiến hành phân tích hồ sơ doanh nghiệp tại trụ sở CQT.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thuế, hiện nay số ngày trung bình một cuộc thanh tra doanh nghiệp lớn hết 25-30 ngày. Số ngày trung bình một cuộc thanh tra doanh nghiệp vừa hết 10-15 ngày.

Thời gian đánh giá, phân tích tại CQT tăng lên nhưng thời gian tiến hành thanh tra tại cơ sở NNT được giảm bớt do việc thanh tra đã đi dần vào trọng tâm không tràn lan như trước, nâng hiệu quả và chất lượng của công tác thanh tra, giảm bớt phiền hà cho NNT. Khi thanh tra, CBTT tập trung vào các dấu hiệu rủi ro, nghi vấn, tránh tình trạng thanh tra dàn trải, gây mất thời gian cho đối tượng thanh tra. Việc áp dụng các công cụ hỗ trợ cho công tác thanh tra như các phần mềm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, phần mềm kiểm tra các tờ khai thuế, hệ thống thông tin tập trung, các chương trình tính

tốn số liệu, việc phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan liên quan với CQT đã hỗ trợ đoàn thanh tra rút ngắn thời gian thanh tra bình quân tại cơ sở kinh doanh xuống đáng kể (ước giảm khoảng 30%) so với trước kia.

- Hệ số số lượng NNT đã thanh tra trên tổng số CBTT

Năm Số CBTT toàn ngành (người) Số NNT đã thanh tra (NNT) Số NNT đã thanh tra bình qn tính cho 1 CBTT 2014 1.336 8.171 6 2015 1.386 9.756 7 2016 1.396 7.531 5 Tổng 4.118 25.458 6 (Nguồn: Tổng cục Thuế)

Bảng 2.8: Số NNT đã thanh tra trên tổng số CBTT

Giai đoạn 2014-2016, hệ số NNT đã thanh tra trên tổng số CBTT toàn ngành đạt 6, đặc biệt là năm 2015 do số NNT người nộp thuế được thanh tra tăng cao trong khi tổng số CBTT toàn ngành thấp nên hệ số NNT đã thanh tra trên tổng số CBTT đạt cao nhất là 7. Giai đoạn 2014-2016, hệ số cao nhất từ trước đến nay (giai đoạn trước đó rất thấp, có năm chỉ là 2 – Nguồn: Tổng cục

Thuế) cho thấy, với đội ngũ CBTT hạn chế, ngành thuế đã tăng cường năng

lực, đổi mới phương pháp thanh tra và cố gắng tăng được số lượng NNT qua thanh tra hàng năm, góp phần đáp ứng yêu cầu quản lý thuế.

- Tính chất nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm của NNT phát hiện qua thanh tra

Qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Có thể thống kê một số hành vi vi phạm của NNT phát hiện qua thanh tra theo các sắc thuế như sau:

Thuế GTGT

Hành vi gian lận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: NNT kê khai khấu trừ thuế GTGT các hoá đơn bất hợp pháp; khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ khơng phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các hóa đơn chi sai nguồn; NNT không phân bổ hoặc phân bổ sai thuế GTGT đầu vào cho mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế, thỏa thuận với người bán chia nhỏ hóa đơn dưới 20 triệu đồng để tránh phải thanh toán qua ngân hàng,...

Hành vi gian lận thuế GTGT đầu ra: bán hàng khơng xuất hố đơn nhằm trốn thuế; không kê khai thuế GTGT hoặc kê khai thiếu, kê khai không kịp thời thuế GTGT đầu ra hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản,... Một số doanh nghiệp kinh doanh ô tô, xe máy bán hàng không theo giá giao dịch trên thị trường, bán giá thấp hơn giá trước bạ làm giảm thuế GTGT đầu ra phải kê khai; cố tình ghi thuế GTGT liên 1 nhỏ hơn liên 2… để giảm thuế đầu ra; Việc gian lận thuế suất (khai mức thuế suất thấp hơn) đối với một số hàng hoá, dịch vụ hay được ưu đãi (giảm) thuế suất vẫn xảy ra.

Hành vi gian lận phổ biến gần đây là NNT lợi dụng luật cho phép khai bổ sung để cố ý điều chỉnh thuế GTGT kỳ trước không đúng quy định.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế là doanh nghiệp ở việt nam (Trang 74 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)