KHÁI QT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp và kết cấu thép lê hồng (Trang 59 - 74)

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT

2.1.3. KHÁI QT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY

 Tình hình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh:

Là một doanh nghiệp chuyên về gia công, xây lắp và kết cấu thép, nên công ty tập trung đầu tư chủ yếu vào vốn lưu động, số vốn đầu tư vốn lưu động chiếm khoảng 70% tổng tài sản của công ty. Điều này cũng dễ hiểu bởi tính chất ngành nghề của doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu. Còn 30% còn lại đầu tư vào tài sản cố định, chủ yếu là các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất.

 Tình hình đầu tư vào các hoạt động tài chính:

Năm 2015, cơng ty hầu như khơng cịn đầu tư vào các hoạt động tài chính. Chỉ có năm 2014 có đầu tư vào chứng khốn nhưng chỉ mang tính chất ngắn hạn. Ngồi ra, cơng ty khơng cịn tham gia vào bất cứ một hoạt động đầu tư tài chính nào khác mà chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất chính.

 Phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư:

Công ty lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu theo phương pháp NPV, DRR, do chủ yếu nguồn vốn thực hiện các dự án là vốn chiếm dụng, vốn vay, có rất ít vốn chủ mà những dự án lớn đòi hỏi một lượng vốn lớn, có những dự án yêu cầu vốn lên tới hàng trăm tỷ nên công ty chọn dự án chủ yếu dựa vào giá trị hiện tại thuần do dự án mang lại và có tính đến yếu tố thời gian hồn vốn có chiết khấu để thu hồi vốn nhanh và đủ bù đắp chi phí sử dụng vốn.

 Phương pháp xác định chi phí sử dụng vốn:

Nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng bao gồm vốn vay, vốn chiếm dụng của khách hàng và vốn chủ, và một lượng nhỏ vốn chiếm dụng của nhà cung cấp nên chi phí sử dụng vốn là chi phí sử dụng vốn bình quân.

Doanh nghiệp vay nợ chủ yếu là vay ngân hàng, bao gồm các ngân hàng như: Eximbank, Techcombank, Maritimebank, Vietcombank, chủ yếu là vay ngắn hạn để bù đắp thiếu vốn của các dự án thi cơng, dự án lớn.

 Chính sách vay nợ, lãi suất vay vốn:

Công ty vay nợ chủ yếu là ngắn hạn, phục vụ cho các dự án sản xuất theo đơn đặt hàng. Lãi suất vay không quá lớn do công ty được đánh giá hệ số uy tín khá cao do trả nợ nhanh và đúng hạn. Có một đặc điểm là cơng ty vay nợ không nhiều, chỉ khoảng một nửa giá trị tổng tài sản, điều này là một dấu hiệu tốt, đảm bảo cơng ty có khả năng thanh tốn cao, tránh gây áp lực nợ nần quá lớn đến nhà quản trị, cho thấy cơng ty có một sức khỏe tài chính tốt, ln đảm bảo đủ vốn khi nhận các dự án.

 Phương thức trả lãi, hoàn trả vốn gốc:

Công ty thực hiện trả lãi theo kỳ là tháng, hoàn trả vốn gốc một lần khi hết thời hạn vay vốn. Hàng năm cơng ty thanh tốn khoảng hơn 2 tỷ tiền lãi ngân hàng, còn số vốn gốc hoàn trả phụ thuộc vào từng tiến độ thực hiện từng hợp đồng.

 Chính sách mua chịu và chiết khấu của nhà cung cấp:

Bất cứ một công ty nào khi thực hiện sản xuất kinh doanh thì mua chịu hay thực hiện thanh tốn nhanh để hưởng chiết khấu là những nghiệp vụ thường thấy và khơng thể thiếu, bởi khi mua chịu có nghĩa là doanh nghiệp đã chiếm dụng được vốn ngắn hạn của nhà cung cấp. Trong một số trường hợp, số vốn chiếm dụng này đã giúp doanh nghiệp thốt khỏi những khó khăn trong việc thiếu vốn. Tuy nhiên, chiếm dụng vốn đơi khi cũng mất chi phí bởi vì các nhà cung cấp có thể áp dụng những hình thức chiết khấu hấp dẫn nếu doanh nghiệp thanh toán tiền hàng sớm. Và doanh nghiệp cần tính đến yếu tố này để thực hiện tính tốn chi phí sử dụng vốn hợp lý nhất. Đối với LeHongSteel, một số nhà cung cấp thực hiện chiết khấu sớm như Công ty

Omega, Công ty Hoan Phúc, Công ty Lê Mai…doanh nghiệp dựa vào nhiều yếu tố để tính tốn việc chiếm dụng vốn có hợp lý hay khơng ở mỗi thời điểm nhất định.

Mỗi cơng ty cung cấp có một chính sách chiết khấu khác nhau. Ví dụ như Cơng ty Omega có chính sách chiết khấu 2/30 net 60, Cơng ty Lê Mai thì khơng áp dụng chính sách chiết khấu.

 Tình hình vốn chủ sở hữu, các thành phần cấu thành vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu do 4 thành viên góp vốn, đó là ơng Lê Mạnh Hà, ơng Nguyễn Văn Chính, bà Nguyễn Thị Huệ, ơng Nguyễn Thanh Tùng. Vào ngày 17/11/2014, công ty đã đăng ký kinh doanh lại do tăng vốn chủ sở hữu từ 15 tỷ lúc trước lên 30 tỷ và giữ vững số vốn điều lệ đó tới bây giờ. Vốn chủ sở hữu của công ty chỉ bao gồm vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngồi ra, khơng có vốn khác hay chênh lệch tỷ giá hối đối..

 Tình hình huy động vốn góp, hình thức phát hành cổ phiếu: Việc huy động vốn góp rất ít khi xảy ra, cơng ty cịn mang nặng hình thức cơng ty gia đình, số vốn góp chủ yếu khi góp vốn điều lệ, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư cũng khá eo hẹp, việc mở rộng thị trường hay tăng địa bàn cung cấp các sản phẩm cần tăng vốn thì chỉ được thể hiện thơng qua việc tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ vào ngày 17/11/2014, ngồi ra, cơng ty thực hiện khá phổ biến việc chiếm dụng vốn nhà cung cấp, hay chiếm dụng vốn do khách hàng trả tiền trước, ứng trước và vay ngắn hạn ngân hàng để cung cấp các sản phẩm đặt trước theo đơn đặt hàng.

 Quy mô và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư:

Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư của cơng ty hầu như khơng có, cơng ty chỉ dùng vốn góp của cổ đơng là chủ yếu, và chiếm dụng các khoản lợi nhuận chưa phân phối.

 Chính sách về dự trữ vốn tồn kho:

31/12/2015 31/12/2014 Hàng tồn kho 21894243578 18980302357 Tài sản ngắn hạn 44086266857 45112362508

Tỷ lệ 49.66% 42.07%

Lượng giá trị hàng tồn kho của công ty tương đối cao, chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản, và có những năm chiếm gần một nửa tài sản ngắn hạn như năm 2015, chiếm 49.66% tài sản ngắn hạn. Công ty không thực hiện để nhiều tiền mặt mà chủ yếu tài sản lưu động dưới hình thức hàng tồn kho, điều này đảm bảo cơng ty có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng khi cần thiết, đồng thời vì đặc điểm của các mặt hàng khá đặc thù nên chi phí bảo quản khơng nhiều, khơng dễ hao hụt, mất mát, không yêu cầu nhiều về nhiệt độ, độ ẩm, nơi dự trữ, chủ yếu chỉ cần kho đủ rộng, sạch sẽ, thoáng mát. Tuy nhiên, để một lượng lớn hàng tồn kho cũng nên tùy từng những thời điểm, cơng ty nên có chính sách hàng tồn kho linh hoạt trước những biến động của thị trường.

 Chính sách chiết khấu thanh toán:

31/12/2015 (VND) 31/12/2014 (VND) Người mua trả tiền trước 253000000 955000000

Nợ ngắn hạn 31094533352 33900927956

Tỷ lệ 0.81% 2.82%

Hiện tại với những khách đặt hàng nhỏ lẻ, cơng ty hầu như khơng có chính sách chiết khấu thanh tốn do khách hàng đơn nhỏ, lượng đặt hàng ít và mang tính cá nhân nhiều, khách hàng thanh tốn nhanh và một lần, nên cơng ty khơng có những chính sách chiết khấu khuyến khích. Tuy nhiên, đơi khi có

những khách hàng lớn, lượng đặt hàng nhiều hoặc mang tính xây dựng những cơng trình lớn, cơng ty cũng có những chính sách như giảm giá, hoặc chiết khấu nhất định phụ thuộc vào độ lớn từng đơn hàng, điều này phụ thuộc vào quyết định của giám đốc, phó giám đốc chứ khơng có chính sách chiết khấu ổn định nào cả. Có thể thấy trong bảng trên, tỷ lệ người mua trả tiền trước trên nợ ngắn hạn qua các năm có sự biến động rất lớn, từ 2.82% năm 2014 đến 0.81% năm 2015. Nhìn chung,Cơng ty nên có các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ người mua trả tiền trước để sử dụng vốn chiếm dụng dùng cho các nhu cầu cấp bách ngắn hạn.

 Chính sách bán chịu:

31/12/2015 (VND) 31/12/2014 (VND)

Phải thu KH 18593017938 16341135627

Các khoản phải thu ngắn hạn 19538670238 21306033551

Tỷ lệ 95.16% 76.70%

Đối với bạn hàng là những cơng ty có tư cách pháp nhân, hay những công ty là bạn hàng thân thiết, cơng ty có những chính sách bán chịu và u cầu đối tác trả dần hoặc trả một lần theo thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng đa số là các công ty thực hiện trả dần theo từng kỳ là tháng, quý hoặc năm phụ thuộc vào độ lớn đơn hàng hoặc giá trị hợp đồng. Tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên các khoản phải thu ngắn hạn qua các năm cũng có sự biến động lớn, tỷ lệ này năm 2015 là 95.16%, so với năm 2014 thì có sự tăng lên rõ rệt, tỷ lệ này năm 2014 là 76.70%, điều này cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tăng bán chịu, hay nói cách khác, doanh nghiệp đang thực hiện chính sách bán nhiều hàng, chấp nhận bán chịu cho khách hàng nhiều hơn.

 Chính sách quản lý vốn bằng tiền:

31/12/2015 (VND) 31/12/2014 (VND) Vốn bằng tiền 1776820500 1887182052

Tài sản ngắn hạn 44086266857 45112362508

Tỷ lệ 4.03% 4.18%

Có thể thấy, ở những thời điểm khác nhau, nhưng lượng tiền mặt trong công ty vẫn khá ổn định, công ty cần linh hoạt trong việc dự trữ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu phát sinh mang tính chất nhất thời, ngày 31/12/2014 lượng tiền mặt chỉ chiếm 4.18% tài sản ngắn hạn, trong khi tỷ lệ này cuối năm 2015 là 4.03% và khơng có biến động nhiều.

 Chính sách khấu hao TSCĐ:

Tài sản cố định hữu hình của cơng ty được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo thời gian sử dụng ước tính của máy móc thiết bị do đặc điểm của máy móc thiết bị có giá trị lớn, được sử dụng và vận hành quanh năm, không theo sản phẩm sản xuất được hay theo thời vụ nên khấu hao theo phương pháp đường thẳng sẽ dễ tính và tiết kiệm thời gian, tuy nhiên cơng ty vẫn cần lưu ý xác định chính xác thời gian sử dụng hữu ích của tài sản để đảm bảo tính khấu hao chính xác, tránh trường hợp máy móc thiết bị bị hỏng trước thời hạn dự tính.

 Trích lập các khoản dự phịng:

Công ty hầu như khơng trích lập bất cư một khoản dự phịng nào từ năm 2012 đến nay, chỉ trích lập dự phịng duy nhất phải thu ngắn hạn khó địi vào năm 2014, điều này khá nguy hiểm vì trích lập dự phịng có thể giúp cơng ty có khoản quỹ sử dụng khi có những tình huống xấu xảy ra trong nền kinh tế, ví dụ như dự phịng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phịng nợ phải thu khó địi... Doanh nghiệp cần phải khắc phục điều này và trích lập các quỹ để phịng tình huống xấu xảy ra.

 Tình hình phân phối lợi nhuận:

Lợi nhuận của công ty sau khi kết thúc niên độ của từng năm thì khơng thực hiện chia cho các cổ đông ngay lập tức mà vẫn để lại vào mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Có thể thấy, đối với một cơng ty gia đình thì điều này khơng hề khó hiểu, các cổ đơng không yêu cầu chia cổ tức ngay mà vẫn để lại vào mục chưa phân phối để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của công ty khi thiếu vốn. Việc thời điểm chia cổ tức và lượng cổ tức chia chủ yếu phụ thuộc vào thỏa thuận thống nhất giữa các cổ đơng.

 Tỷ lệ trích lập các quỹ khuyến khích kinh tế của doanh nghiệp: Doanh nghiệp khơng trích lập bất cứ một quỹ khuyến khích kinh tế nào, có thể thấy đây là một thiếu sót, tuy nhiên, với những doanh nghiệp mang tính chất doanh nghiệp gia đình, quy mơ chưa đủ lớn, thời gian thành lập chưa đủ dài, chưa có tính chun mơn hóa cao thì đây là điều khơng khó hiểu. Mặc dù vậy, xét trong dài hạn, để có thể mở rộng và phát triển thì doanh nghiệp cần phải nâng cao tính chun mơn hóa hơn nữa, thành lập các quỹ khuyến khích kinh tế để người lao động giỏi sẽ có phần thưởng khi làm tốt, thúc đẩy họ cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.

 Tình hình lập kế hoạch tài chính, phương pháp dự báo nhu cầu vốn, cách lập kế hoạch vốn bằng tiền.

Do doanh nghiệp quy mơ chưa đủ lớn, cịn mang tính chất tự doanh, thiếu những bộ phận như giám đốc tài chính CFO.. nên việc lên kế hoạch tài chính, dự báo nhu cầu vốn, lập kế hoạch vốn bằng tiền còn khá sơ sài, chưa mang tính chun mơn, thậm chí cịn mang tính chất cá nhân cao của ban giám đốc, nên việc lên kế hoạch chỉ đơn giản mang tính tự phát, tùy theo nhu cầu từng thời điểm mà xác định. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần hướng tới việc chun mơn hóa từng phịng ban, lĩnh vực, và đặc biệt là lên

kế hoạch, lập kế hoạch cho tất cả các lĩnh vực như nhu cầu vốn, nhu cầu tiền mặt , lên kế hoạch cho kỳ tiếp theo hay đặt mục tiêu cho năm tới.

Để lập kế hoạch vốn bằng tiền, công ty tùy từng thời điểm, tùy từng đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất mà có những kế hoạch vốn bằng tiền mặt thích hợp, đủ chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết.

 Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn:

TÀI SẢN Số cuối năm Số đầu năm

Chênh lệch Tỷ lệ % A 1 2

A TÀI SẢN NGẮN HẠN(100=110 + 120 + 130 + 140 + 150) 44,086,266,857 45,112,362,508 (1,026,095,651) -2.27%

I Tiền và các khoản tương đương tiền 1,776,820,500 1,887,182,052 (110,361,552) -5.85%

II Đầu tư tài chính ngắn hạn - 1,770,100,000 (1,770,100,000) -100.00%

1 Đầu tư tài chính ngắn hạn 1,770,100,000 (1,770,100,000) -100.00%

2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn(*)

III Các khoản phải thu ngắn hạn 19,538,670,238 21,306,033,551 (1,767,363,313) -8.30%

1 Phải thu của khách hàng 18,593,017,938 16,341,135,627 2,251,882,311 13.78%

2 Trả trước người bán

3 Các khoản phải thu khác 945,652,300 6,071,897,924 (5,126,245,624) -84.43%

4 Dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi(*) (1,107,000,000) 1,107,000,000 -100.00%

IV Hàng tồn kho 21,894,243,578 18,980,302,357 2,913,941,221 15.35%

1 Hàng tồn kho 21,894,243,578 18,980,302,357 2,913,941,221 15.35%

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*)

V Tài sản ngắn hạn khác 876,532,541 1,168,744,548 (292,212,007) -25.00%

1 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 876,532,541 1,168,744,548 (292,212,007) -25.00%

2 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 3 Tài sản ngắn hạn khác

I Tài sản cố định 19,567,651,666 21,100,777,380 (1,533,125,714) -7.27%

1 Nguyên giá 29,714,298,980 30,174,343,991 (460,045,011) -1.52%

2 Giá trị hao mòn luỹ kế(*) (10,146,647,314) (9,073,566,611) (1,073,080,703) 11.83%

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

II Tài sản cố định vơ hình

1 Nguyên giá

2 Giá trị hao mòn luỹ kế(*)

III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1 Đầu tư tài chính dài hạn

2 Dự phịng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn(*)

IV Tài sản dài hạn khác

1 Phải thu dài hạn 2 Tài sản dài hạn khác

3 Dự phịng phải thu dài hạn khó địi(*)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN( 250= 100+ 200) 63,653,918,523 66,213,139,888 (2,559,221,365) -3.87%

NGUỒN VỐN Số cuối năm Số đầu năm

A 1 2

A NỢ PHẢI TRẢ (300= 310 + 320) 31,919,533,352 34,973,427,956 (3,053,894,604) -8.73%

I Nợ ngắn hạn 31,094,533,352 33,900,927,956 (2,806,394,604) -8.28%

1 Vay ngắn hạn 29,253,934,931 30,236,884,000 (982,949,069) -3.25%

5 Phải trả người lao động 6 Chi phí trả trước 7 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 8 Dự phòng phải trả ngắn hạn II Nợ dài hạn 825,000,000 1,072,500,000 (247,500,000) -23.08% 1 Vay và nợ dài hạn 825,000,000 1,072,500,000 (247,500,000) -23.08% 2 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 3 Phải trả, phải nộp dài hạn khác 4 Dự phòng phải trả dài hạn

B VỐN CHỦ SỞ HỮU ( 400= 410+ 430) 31,734,385,171 31,239,711,932 494,673,239 1.58%

I Vốn chủ sở hữu 31,734,385,171 31,239,711,932 494,673,239 1.58%

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 30,000,000,000 30,000,000,000 - 0.00%

2 Thặng dư vốn cổ phần 3 Vốn khác của chủ sở hữu 4 Cô phiếu(*)

5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp và kết cấu thép lê hồng (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)