2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
2.2.2. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG
Hình thức kinh doanh của cơng ty là sản xuất theo đơn đặt hàng và theo hợp đồng nên nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá lớn.
Vốn lưu động của công ty bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Công ty quản lý VLĐ theo nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền, quản lý nợ phải thu và quản lý hàng tồn kho.
Có thể thấy tỷ trọng vốn lưu động trong tổng tài sản của cơng ty qua mơ hình sau:
CUỐI NĂM 2015 CUỐI NĂM 2014
Vốn lưu động 69.26%
Vốn lưu động 68.13%
Tỷ trọng vốn lưu động của công ty giữa năm 2014 và 2015 khơng có sự thay đổi nhiều, vốn lưu động chiếm hơn 2/3 tổng vốn kinh doanh của công
ty, cụ thể cuối năm 2014 vốn lưu động chiếm 68.13% , đến cuối năm 2015, vốn lưu động chiếm 69.26%, chỉ tăng nhẹ tỷ trọng là 1.13%, trong khi số vốn lưu động của công ty giảm từ khoảng 45,112 tỷ năm 2014 xuống còn 44,086 tỷ năm 2015, tương ứng với giảm khoảng 1,026 tỷ tuyết đối và 2.27% tương đối.
BẢNG 2:VLĐ và nguồn hình thành VLĐ của cơng ty Đơn vị tính:VND
Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tuyệt đối % Tỷ lệ %
A VỐN LƯU ĐỘNG
44,086,266,857 100.00%
45,112,362,508 100.00% (1,026,095,651) -2.27%
I Tiền và các khoản tương đương tiền
1,776,820,500 4.03% 1,887,182,052 4.18% (110,361,552) - 0.15% -5.85% II
I Các khoản phải thu ngắn hạn
19,538,670,238 44.32% 21,306,033,551 47.23% (1,767,363,313) - 2.91% -8.30% IV Hàng tồn kho 21,894,243,578 49.66% 18,980,302,357 42.07% 2,913,941,221 7.59% 15.35% V Tài sản ngắn hạn khác 876,532,541 1.99% 1,168,744,548 2.59% (292,212,007) 0.60% -25.00%- B NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG 44,086,266,857 100.00% 45,112,362,508 100.00% (1,026,095,651) -2.27%
I Nguồn vốn lưu động thường xuyên
12,991,733,505 29.47% 11,211,434,552 24.85% 1,780,298,953 4.62% 15.88% 1 Tài sản ngắn hạn 44,086,266,857 45,112,362,508 (1,026,095,651) -2.27% 2 Nợ ngắn hạn 31,094,533,352 33,900,927,956 (2,806,394,604) -8.28%
II Nguồn vốn lưu động tạm thời
31,094,533,352 70.53%
Nhận xét: Dựa vào bảng trên, ta thấy VLĐ của công ty cuối năm 2015
giảm so với cuối năm 2014 là 1 026 095 651 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 2.27%. Có thể thấy, quy mơ của VLĐ giảm nhẹ và cho thấy chiều hướng xấu.
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2015 là 1 776 820 500 so với cuối năm 2014 đã giảm 110 361 552 đồng, giảm 5.85% so với cùng kỳ năm 2014, tỷ trong tiền và tương đương tiền trong vốn lưu động năm 2015 so với năm 2014 cũng giảm nhẹ 0.15%, cho thấy khả năng thanh tốn của cơng ty khơng có sự biến động nhiều, lượng tiền được coi là khá ổn định. Tuy nhiên, nhìn chung, về vốn lưu động thì cơng ty sử dụng chưa thực sự hiệu quả và chưa đem lại lợi ích tối ưu cho chủ sở hữu.
Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2014 là 21 306 033551 đồng, đến cuối năm 2015 chỉ còn 19 538 670 238 đồng, giảm 1767 363 313 so với cuối năm 2014, tương ứng với tỷ lệ giảm 8.3%, tỷ trọng các khoản phải thu trong vốn lưu động cũng giảm 2.91%, từ 47.23% xuống còn 44.32% năm 2015, cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn sa sút,ít đơn đặt hàng, dẫn tới doanh thu giảm và các khoản phải thu cũng theo đó mà ít đi. Có thể do nền kinh tế những năm vừa qua cịn khó khăn, chưa phục hồi nhiều nên phần bị chiếm dụng này có quy mơ khá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong vốn lưu động, thậm chí cịn gần bằng một nửa. Tuy hiện tỷ trọng và quy mô phần vốn chiếm dụng này đã giảm đi nhưng vẫn chiểm một lượng khá lớn trong vốn của doanh nghiệp, vì vậy cơng ty nên xem xét kỹ lưỡng để xác định chính sách bán hàng hợp lý với từng khách hàng, từng đơn đặt hàng để không bị chiếm dụng quá nhiều vốn và tránh rủi ro.
Hàng tồn kho cuối năm 2015 còn 21 894 243 578 đồng, tăng 2 913 941 221 đồng so với cuối năm 2014, tương ứng với tỷ lệ tăng khá cao 15.35%, tỷ trọng hàng tồn kho cuối năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 cũng tăng khá cao 7.59%. Điều này thấy công ty đang gặp vấn đề rất lớn ở khâu tiêu thụ sản
phẩm. Đặc biệt là tỷ trọng hàng tồn kho trong vốn lưu động của công ty là khá lớn, chiếm gần một nửa quy mô vốn lưu động của công ty, cụ thể tỷ trọng này vào cuối năm 2014 là 42.07%, đến cuối năm 2015 tăng lên đến 49.66%, cho thấy một lượng lớn vốn của doanh nghiệp đang bị chững lại do quá dự trữ quá nhiều hàng tồn kho. Hơn nữa, với đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu, lại khơng có các cửa hàng hay đại lý phân phối, việc công ty bị tồn khá nhiều hàng tồn kho mà chủ yếu là các nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất như sắt, thép, ống tôn…là điều hết sức nguy hiểm, bởi bị tồn quá nhiều nguyên vật liệu sẽ dẫn đến những chi phí phát sinh và chịu ảnh hưởng của vật giá thị trường. Việc tồn quá nhiều hàng tồn kho do công ty đã nhập về một lượng lớn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nhưng không lường trước được sự suy giảm các đơn đặt hàng và thiếu khách hàng tiềm năng. Vì vậy, cơng ty nên có các biện pháp quản lý và dự trữ hàng tồn kho hợp lý hơn, xác định nhu cầu hàng tồn kho chính xác hơn, đồng thời phải có những chính sách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm như mở cửa hàng, tăng đại lý, giới thiệu sản phẩm của công ty ra thị trường…từ đó có thể cải thiện khơng chỉ hàng tồn kho mà còn tăng được doanh thu, lợi nhuận cho chủ sở hữu…
Nguồn vốn lưu động thường xuyên chiếm tỷ trọng không cao, năm 2014 chiếm 24.85% nguồn vốn lưu động, tương ứng với 11 211 434 552 đồng, đến năm 2015 chiếm 29.47% nguồn vốn lưu động, tương ứng với 12 991 733 505 đồng, tăng 1 780 298 953 đồng, tăng 15.88% và tăng 4.62% tỷ trọng so với năm 2014. Tuy nhiên, nguyên nhân tăng của nguồn vốn thường xuyên là do tốc độ giảm của nợ ngắn hạn cao hơn nhiều tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn ( tài sản ngắn hạn giảm 2.27% trong khi nợ ngắn hạn giảm tới 8.28%). Ngồi ra, cơng ty khơng có nợ dài hạn nhiều mà chủ yếu là vốn chủ sở hữu tài trợ cho các nhu cầu dài hạn. Điều này khá phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng và các cơng trình lớn, nếu cần q nhiều
nhu cầu vốn dài hạn mà vốn chủ khơng đủ thì có thể u cầu khách hàng ứng tiền trước theo tiến độ cơng trình. Vì vậy cơng ty có tỷ trọng nguồn vốn lưu động thường xuyên như vậy là khá hợp lý.
Nguồn vốn lưu động tạm thời chiếm tỷ trọng khá cao trong nguồn vốn lưu động của công ty, chiếm 75.15% ở thời điểm cuối năm 2014 nhưng đến năm 2015 giảm xuống còn 70.53%, tỷ lệ giảm xấp xỉ bằng tỷ lệ tăng của nguồn vốn lưu động thường xuyên. Đây là các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Trong năm 2015, các khoản nợ ngắn hạn có xu hướng giảm mạnh, giảm 8.28% từ 33 900 927 956 đồng đầu năm xuống còn 31 094 533 352 đồng vào cuối năm. Nợ ngắn hạn giảm do vay ngắn hạn, phải trả người bán và người mua trả tiền trước đều giảm khá nhiều so với cuối năm 2014. Điều này là do công ty đã giảm đơn đặt hàng, giảm lượng khách hàng và giảm nhập đầu vào. Tuy nợ giảm nhưng lại là một tín hiệu khơng tốt cho thấy việc kinh doanh của doanh nghiệp đang đi xuống. Ta có thể xem xét rõ hơn sự giảm xuống của nợ ngắn hạn do các nguyên nhân nào qua bảng cơ cấu nợ ngắn hạn sau:
BẢNG 3: CƠ CẤU NỢ NGẮN HẠN Đơn vị tính: VND Nội dung 31/12/2015 31/12/2014 Số tiền % Số tiền % I Nợ ngắn hạn 31,094,533,352 100.00% 33,900,927,956 100.00% 1 Vay ngắn hạn 29,253,934,931 94.08% 30,236,884,000 89.19% 2 Phải trả cho người bán 1,587,598,421 5.11% 2,685,391,656 7.92% 3 Người mua trả tiền trước 253,000,000 0.81% 955,000,000 2.82% 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 23,652,300 0.07% 5 Phải trả người lao động
6 Chi phí trả trước
7 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 8 Dự phòng phải trả ngắn hạn
Dựa vào bảng trên, ta thấy vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn. Vay ngắn hạn của công ty chủ yếu là vay các ngân hàng như Maritime Bank, Sacombank..Cuối năm 2014 tỷ trọng vay ngắn hạn là 89.19% trong tổng nợ ngắn hạn, nhưng đến cuối năm 2015, tỷ trọng này tăng lên đến 94.08%, tuy tăng về tỷ trọng nhưng quy mơ vay ngắn hạn có sự thu hẹp thấy rõ, cuối năm 2014 con số vay ngắn hạn là 30 236 884 000 đồng, đến cuối năm 2015 thì chỉ cịn 29 253 934 931 đồng. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ ngắn hạn cịn có phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, Thuế và các khoản phải trả cho nhà nước. Ngoài vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, cịn có khoản vốn do cơng ty chiếm dụng được trong ngắn hạn, đó là phải trả cho người bán, khoản chiếm dụng này chiếm tỷ trọng không lớn, chiếm 7.92% năm 2014 và 5.11% năm 2015, tiếp đó là các khoản vốn chiếm dụng của khách hàng, đó là người mua trả tiền trước, chiếm tỷ trọng 2.82% năm 2014 và 0.81% năm 2014. Còn lại một khoản nợ ngắn hạn rất nhỏ là Thuế và các khoản phải trả cho Nhà nước năm 2014 chiếm tỷ trọng 0.07%, con số này đến cuối năm 2015 thì khơng cịn, điều này có thể do Doanh nghiệp đã nộp hoặc đã được khấu trừ Thuế do đã nộp theo q nhưng cịn số dư..Ngồi ra, tỷ trọng nguồn vốn chiếm dụng từ người lao động, chi phí trả trước, các khoản phải trả ngắn hạn khác là khơng có.
Đây là các khoản cơng ty chiếm dụng được trong q trình sản xuất kinh doanh, vì vậy cơng ty nên sử dụng thận trọng nguồn vốn này, nhất là vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn. Bởi vì trong thời gian cho phép thì nguồn vốn chiếm dụng trở nên có lợi đối với cơng ty nhưng xét trong dài hạn thì nguồn vốn này lại trở thành gánh nặng, vì nguồn vốn này là nguồn vốn ngắn hạn. Do đó khi sử dụng thì chỉ có thể sử dụng vào mục đích tạm thời, bảo đảm nguyên tắc hoàn trả theo đúng quy định nhằm giữ uy tín cho cơng ty. Cơng ty cũng cần điều chỉnh để khơng q lạm dụng nguồn vốn tạm thời này
và có những chính sách đãi ngộ phù hợp để tạo niềm tin đối với người lao động và các đối tác của công ty trong thời gian tới.