2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
2.2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Để phân tích tình hình quản trị và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần phải xem xét đến tình hình quản trị và hiệu quả sử dụng tồn bộ vốn trong Cơng ty. Trên cơ sở phân tích tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty để có cái nhìn khái qt về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong cơ cấu vốn, cũng như thực trạng hay khả năng tự chủ tài chính của Cơng ty, từ đó đưa ra giải pháp tổng thể, hiệu quả. Đây là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến. Xuất phát từ thực tế đó, trước khi tập trung vào vốn lưu động, cần xem xét qua về vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng trong năm 2015 vừa qua.
Bảng 1 : Khái quát cơ cấu Vốn kinh doanh và nguồn hình thành Vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng.
Đơn vị tính: VND
Nội dung 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ lệ % A.Vốn kinh doanh 63 653 918
523 100 66 213 139 888 100 (2 559 221 365) (3.87) Vốn cố định 19 567 651 666 30.74 21 100 777 380 31.87 (1 533 125 714) (7.27) Vốn lưu động 44 086 266 857 69.26 45 112 362 508 68.13 (1 026 095 651) (2.27) B. NV kinh doanh 63 653 918 523 100 66 213 139 888 100 (2 559 221 365) (3.87) 1.Theo quan hệ sở hữu:
- Vốn chủ sở hữu 31 734 385 171 49.85 31 239 711 932 47.19 494 673 239 1.58 -Nợ phải trả 31 919 533 352 50.15 34 973 427 956 52.81 ( 3 053 894 604) (8.73) 2.Theo thời gian huy động và sử dụng vốn:
-NV tạm thời 31 094 533 352 48.85 33 900 927 956 51.20 (2 806 394 604) (8.28) -NV thường xuyên 32 559 385 171 51.15 32 312 211 932 48.80 247 173 238.8 0.76
Dựa vào bảng trên, có thể đánh giá khái quát VKD của công ty như sau:
Về cơ cấu:
Cuối năm 2014, VKD của công ty là 66 213 139 888 đồng, cao hơn so với cuối năm 2015 là 2 559 221 365 đồng, VCĐ chiếm 31.87% tổng vốn kinh doanh, còn VLĐ chiếm phần lớn trong VKD, tỷ lệ lên tới 68.13%.
Cuối năm 2015, VKD của cơng ty giảm xuống cịn 63 653 918 523 đồng, trong đó VCĐ chỉ chiếm 30.74% tổng VKD, VLĐ chiếm tới 69.26%, tăng 1.13% tỷ trọng VLĐ so với năm 2014. VLĐ có xu hướng tăng tỷ trọng trong khi VCĐ giảm dần về tỷ trọng.
Trong năm 2015, VKD của công ty giảm so với năm 2014 là 2 559 221 365 đồng, tỷ lệ giảm là 3.87%, trong đó VCĐ giảm 1 553125 714 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 7.27%, còn VLĐ giảm nhẹ 1 026 095 651 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 2.27%.
Về quy mô: Tại các thời điểm cuối năm 2014 và 2015, VLĐ đều lớn hơn gấp đôi so với VCĐ, cụ thể là cuối năm 2014, VCĐ là 21 100 777 380 đồng trong khi VLĐ lên đến 45 112 362 508 đồng. Đến cuối năm 2015, VCĐ là 19 567 651 666 đồng, chưa bằng một nửa so với VLĐ bằng 44 086 266 857 đồng.
Điều này nhìn chung khá phù hợp với đặc điểm một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh , cần khá nhiều VLĐ để duy trì hoạt động sản xuất liên tục, nhất là trong những giai đoạn sản xuất theo đơn đặt hàng nhiều, số lượng cơng trình lớn…
Về nguồn hình thành VKD:
Theo quan hệ sở hữu: Cuối năm 2014, nợ phải trả chiếm phần lớn tổng nguồn vốn, chiếm 52.81%, còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 47.19%. Đến năm 2015, nợ phải trả chiếm tỷ trọng giảm, chỉ còn 50.15%, còn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn so với năm 2014:49.85%. Quy mô của từng
nguồn vốn có sự thay đổi đáng kể trong năm 2015: Vốn chủ sở hữu tăng 494 673 239 đồng, tỷ trọng tăng nhẹ 1.58%, còn nợ phải trả giảm 3 053 894 604 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 8.73%. Điều này là do công ty năm 2015 làm ăn sa sút hơn, đơn đặt hàng ít đi, nhu cầu vốn lưu động cho việc sản xuất cũng theo đó mà giảm, trong khi vốn chủ sở hữu của công ty tăng do một lượng lớn hơn lợi nhuận chưa phân phối vẫn còn.
Theo thời gian huy động và sử dụng vốn:
Cuối năm 2014, nguồn vốn tạm thời là 33 900 927 956 đồng, chiếm tỷ trọng lớn 51,2% trong tổng nguồn vốn,còn nguồn vốn thường xuyên chiểm 48.8% tổng nguồn vốn, tương ứng với 32 312 211 932 đồng. Có thể thấy giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời năm 2014 khơng có sự chênh lệch nhiều, mỗi loại nguồn vốn chiếm khoảng một nửa nguồn vốn của doanh nghiệp.
Cuối năm 2015. Nguồn vốn tạm thời giảm tỷ trọng, chỉ chiếm 48.85% so với tổng nguồn vốn, tương ứng với 31 094 533 352 đồng, còn nguồn vốn thường xuyên tăng tỷ trọng, chiếm 51.15% tổng nguồn vốn, tương ứng với 32 559 385 171 đồng.
Về nguồn vốn tạm thời năm 2015 so với năm 2014 giảm 2 806 394 604 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 8.28%, còn nguồn vốn thường xuyên tăng nhẹ 247 173 238,8 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 0.76%.
Có thể thấy, so với năm 2014, đến năm 2015 thì Cơng ty Lehongsteel đã cho thấy sự đi xuống khá nhanh cả về tài sản và nguồn vốn. Về tài sản, vốn cố định giảm 1.533 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 7.27%, vốn lưu động giảm 1.26 tỷ, giảm 2.27%, từ đó làm cho tổng tài sản giảm 2.559 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 3.87%.Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu giảm 1,58%, tương đương với số tuyệt đối gần 500 triệu đồng, nợ phải trả giảm 3,053 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 8.73%, nguồn vốn tạm thời cũng giảm mạnh tới 8.28%,
cịn nguồn vốn thường xun tăng nhẹ 0.76%. Điều này cho thấy công ty đã thu hẹp hoạt động đáng kể khi quy mô các chỉ tiêu đều giảm, từ tài sản ngắn hạn, dài hạn, nguồn vốn vay, vốn chủ đến nguồn vốn tạm thời, chỉ có nguồn vốn thường xuyên tăng do vốn chủ tăng mà cụ thể hơn là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng.
Xem xét một cách tổng thể thì vốn kinh doanh của cơng ty có xu hướng giảm, điều này là một dấu hiệu khơng tốt đối với một doanh nghiệp đang trên đà phát triển và mở rộng.