2.2.4.2 .NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN
3.2.2 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU
Trong năm 2015, lượng VLĐ của công ty bị chiếm dụng khá lớn tương ứng 19 538 670 238 đồng. Hiện nay, trong tình trạng nguồn vốn trên thị trường ln khan hiếm thì các doanh nghiệp thường có xu hướng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Việc tồn tại các khoản phải thu trong điều kiện là một điều tất yếu song nếu để các khoản phải thu quá lớn, thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ để lãng phí nguồn vốn của mình, thậm chí rất dễ lâm vào tình trạng khơng thu hồi được nợ. Cơng ty có thể thực hiện những giải pháp thiết thực sau để tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu:
Đối với khoản Phải thu khách hàng: ( khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng Phải thu ngắn hạn – 95,16% (Tổng hợp từ Báo cáo tài chính năm
2015))
Thứ nhất, Công ty cần hạn chế bán chịu mà nên xây dựng chính sách
tín dụng thương mại phù hợp. Cơng ty nên xây dựng một bảng phân tích khách hàng thường xuyên và những khách hàng tương lai. Trên cơ sở đó phân
loại khách hàng, đưa ra mức hạn mức tín dụng hợp lý cho từng nhóm đối tượng. Theo giải pháp này thì Cơng ty cần lượng định, đánh giá được tác động của việc bán chịu đến việc tăng doanh thu, lợi nhuận cùng với những rủi ro có thể xảy ra để xác định một chính sách bán chịu sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty nhằm vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm; vừa đảm bảo thu hồi nhanh các khoản nợ phát sinh, hạn chế vốn bị ứ đọng. Muốn vậy, trong hợp đồng mua bán phải có quy định về việc:
+ Nếu khách hàng lựa chọn hình thức thanh tốn trả ngay hoặc trả trước thì chắc chắn sẽ có lợi ích hơn nhiều so với lựa chọn thanh tốn trả chậm, trả góp. Giả sử như với việc trả chậm, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm lãi suất trả chậm cao hơn lãi suất ngân hàng; trong khi đó, nếu thanh toán sớm tiền hàng sẽ được hưởng lãi suất chiết khấu thanh tốn lớn hơn lãi suất ngân hàng.
+ Thêm đó, Cơng ty cần đưa ra một số điều khoản quy định chặt chẽ về thời hạn thanh tốn, hình thức phạt vi phạm hợp đồng khách hàng vi phạm kỷ luật về thời gian thanh tốn thơng qua lãi suất phạt nếu khách hàng nợ quá hạn tới từng thời điểm cụ thể. Điều đó sẽ buộc khách hàng phải có trách nhiệm thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc những điều khoản hai bên đã cam kết trong hợp đồng.
Thứ hai, Cơng ty nên duy trì phương thức bán hàng trả ngay hoặc có
trả trước đối với những khách hàng mới để tránh rủi ro.
Thứ ba, Đối với các khách hàng nợ xấu thì có thể th các cơng ty địi
nợ để đảm bảo thu hồi được vốn hoặc bán nợ cho các tổ chức tài chính.
Thứ tư, Cơng ty nên có biện pháp theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến
hành phân nhóm các khoản nợ theo thời gian để có điều kiện thuận tiện theo dõi quản lý, tránh hiện tượng khách hàng dây dưa trả chậm. Đối với những
khoản nợ thu chậm, công ty phải luôn theo dõi, và dùng các biện pháp đôn đốc thu hồi.
Thứ năm, Cơng ty nên trích lập thêm cho quỹ dự phịng phải thu khó
địi để phù hợp hơn với lượng vốn đang bị chiếm dụng hiện nay. Tuy chưa có khoản nợ nào có nguy cơ mất khả năng thanh toán nhưng trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều rủi ro, do vậy trường hợp có các khoản phải thu khó địi là khơng thể tránh được.
Ngồi ra, có thể kể đến biện pháp phân loại nợ phải thu khó địi thành nợ phải thu q hạn cịn có khả năng thu hồi và nợ q hạn khơng có khả năng thu hồi hoặc có rất ít khả năng thu hồi, làm cơ sở để trích lập dự phịng Nợ phải thu khó địi một cách hợp lý.