2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
2.2.3.1. VỀ TỔ CHỨC ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG
Công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp gián tiếp, cụ thể là dựa vào phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu.
Khi xem xét tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty, ta xác định xem nhu cầu thực tế về số VLĐ thường xuyên cần thiết của công ty cần phải huy động trong năm 2015 là bao nhiêu để từ đó có cơ sở xem xét liệu nguồn lưu động thường xuyên mà cơng ty huy động trong năm 2014 vừa qua có đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong năm tới hay khơng để có biện pháp tăng cường, huy động hoặc tăng vốn.
Ta có bảng một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến doanh thu của công ty trong năm 2014 như sau:
ĐVT: VND Tài sản Số dư bình quân Tỷ lệ % trên doanh thu Nguồn vốn Số dư bình quân Tỷ lệ % trên doanh thu Tiền và các khoản tương đương tiền 3,772,924,137 5.69 Nợ phải trả 34,427,674,40 7 51.94 HTK 20,091,978,61 5 30.31 Nợ phải thu 16,692,266,09 0 25.18 Tổng 61.18 Tổng 51.94
Có thể thấy, cứ 1 đồng doanh thu thuần tăng lên, công ty cần tăng 0.6118 đồng VLĐ để bổ sung cho nhu cầu tài sản, cứ 1 đồng doanh thu tăng lên, công ty chiếm dụng được 0.5194 đồng.
Tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu tiêu thụ = 61.18 – 51.94= 9.24% Trong năm 2015, doanh thu thuần về bán hàng của cơng ty là 57,185,424,200 đồng. Có thể xác định được:
Nhu cầu VLĐ TX năm 2015 = 9.24% * 57,185,424,200 =5,283,933,196 đồng.
Vậy, để xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động của cơng ty trong năm 2015, ta xét NVLĐ TX vào thời điểm đầu và cuối năm 2015:
ĐVT: VND
Chỉ tiêu Cuối năm 2015 Đầu năm 2015
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
12,991,733,505 11,211,434,552
Xét nguồn vốn thường xuyên vào thời điểm đầu năm 2015 là 11 211 434 552 đồng, cuối năm 2015 là 12 991 733 505 đồng, lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là 5 283 933 196 đồng, cho thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và có thể bổ sung thêm cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời.
Thực tế, nhu cầu vốn lưu động của công ty phát sinh trong năm 2015 được xác định qua bảng tính sau:
Đvt: VND
TÀI SẢN 31/12/2015 31/12/2014
Nợ phải thu 19,538,670,238 21,306,033,551 Hàng tồn kho 21,894,243,578 18,980,302,357
Nợ phải trả 31,919,533,352 34,973,427,956 Nhu cầu vốn lưu động thực tế phát sinh được tính:
Nhu cầu vốn lưu động = Nợ phải thu + Hàng tồn kho – Nợ phải trả nhà cung cấp.
Từ đó, ta xác định được nhu cầu vốn lưu động từng năm như sau: Nhu cầu vốn lưu động năm 2014 = 5 312 907 950 đồng.
Nhu cầu vốn lưu động năm 2015 = 9 513 380 450 đồng.
Mặt khác, ta tính nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong năm 2015 như sau:
Nhu cầu vốn lưu động phát sinh = 9 513 380 450 – 5 312 907 950 = 4 200 472 500
Nhu cầu VLĐ phát sinh là 4 200 472 500 thấp hơn so với nhu cầu dự tính, cho thấy cơng tác xác định nhu cầu VLĐ của công ty là phù hợp với thực tế, và do đó, nguồn VLĐ của cơng ty được đảm bảo.
Như vậy, công ty đảm bảo và đáp ứng đủ nguồn vốn lưu động. 2.2.3.2. Tình hình quản trị và phân bổ vốn lưu động của Công ty:
BẢNG 4: CƠ CẤU VÀ PHÂN BỔ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1.Tiền và các khoản
tương đương tiền.
1,776,820,500 4.03 1,887,182,052 4.18 (110,361,552) (5.85) 2.Các khoản phải thu ngắn hạn. 19,538,670,238 44.32 21,306,033,551 47.23 (1,767,363,313) (8.30) 3. Hàng tồn kho. 21,894,243,578 49.66 18,980,302,357 42.07 2,913,941,221 15.35 4.Tài sản ngắn hạn khác. 876,532,541 1.99 1,168,744,548 2.59 (292,212,007) (25.00) Tổng 44,086,266,857 100 45,112,362,508 100 (1,026,095,651) (2.27)
Căn cứ vào bảng trên, tổng tài sản lưu động của công ty tại thời điểm cuối năm 2015 so với cuối năm 2014 giảm 1 026 095 651 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 2.27% cho thấy vốn lưu động của cơng ty đã giảm đi thấy rõ. Trong đó, VLĐ của công ty giảm chủ yếu do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác đều giảm, chỉ có chỉ tiêu về hàng tồn kho là tăng.
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2015 so với cuối năm 2014 giảm 110 361 552 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 5.85% do công ty làm ăn kém nên đã giảm bớt nhu cầu tiền mặt có sẵn trong doanh nghiệp. Hơn nữa, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong doanh nghiệp không lớn, năm 2014 chiếm 4.18% vốn lưu động, đến năm 2015 chiếm 4.03%. Điều này là do vốn lưu động của doanh nghiệp ở hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng là chủ yếu, tiền mặt chỉ dùng để phục vụ cho các nhu cầu vốn bất thường, ngắn hạn nên không cần dự trữ quá nhiều, để quá nhiều sẽ phát sinh chi phí sử dụng vốn.
Các khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2015 đã giảm 1 767 363 313 đồng so với đầu năm, tương đương với tỷ lệ giảm 8.3% do cơng ty có ít đơn đặt hàng hơn cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm kém đi đã dẫn đến các khoản phải thu cũng giảm sút. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn trong doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ khá lớn, tỷ lệ này năm 2014 là 47.23%, đến năm 2015 cịn 44.32%, tuy có xu hướng giảm sút về tỷ trọng nhưng doanh nghiệp cũng cần lưu ý quản trị tốt lượng vốn bị chiếm dụng này để tránh rủi ro mất vốn. Mặt khác, việc quy mô các khoản phải thu ngắn hạn lớn cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và có thể gây mất chi phí quản trị, vì vậy doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa và cần thay đổi chính sách quản trị nợ phải thu.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp thời điểm cuối năm so với đầu năm 2015 tăng khá nhiều, tăng 15.35%, tương ứng với quy mô tăng là 2 913 941 221 đồng, từ 18 980 301 357 triệu đồng năm 2014 lên 21 894 243 578 đồng năm 2015. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động cũng khá lớn, cuối năm 2014 tỷ trọng này là 42.07%, đến cuối năm 2015 tỷ trọng này chiếm đến gần một nửa vốn lưu động 49.66%. Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động của daonh nghiệp là một điều dễ hiểu bởi đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả như tình trạng hiện nay mà lượng giá trị hàng tồn kho tăng như vậy là quá lớn và khơng hợp lý. Sở dĩ có điều này là do năm 2015 là một năm doanh nghiệp làm ăn sa sút và không hiệu quả, hơn nữa nhà quản trị doanh nghiệp khơng xác định được chính xác nhu cầu hàng tồn kho dẫn đến việc dự trữ hàng tồn kho quá lớn so với nhu cầu..Doanh nghiệp nên có chính sách thắt chặt và quản lý hàng tồn kho hợp lý hơn để tránh tình trạng ứ đọng vốn ở hàng tồn kho, tránh phát sinh thêm các chi phí về quản lý và bảo quản hàng tồn kho, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn.
Tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp ở đây chỉ có Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của doanh nghiệp năm 2015 so với năm 2014 có sự giảm đi cả về quy mơ và cơ cấu. Nếu cuối năm 2014, Thuế được khấu trừ của doanh nghiệp lên đến 1 168 744 548 đồng, chiếm tỷ trọng 2.59% vốn lưu động thì con số này năm 2015 chỉ cịn 876 532 541 đồng và chỉ chiếm tỷ trọng 1.99% vốn lưu động. Chính điều này đã thể hiện rõ nhất sự giảm sút của doanh thu và sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp. Thuế ít đi trong trường hợp này lại khơng phải là một tín hiệu đáng mừng bởi nó phản ánh việc kinh doanh của doanh nghiệp đang đi xuống.