BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp và kết cấu thép lê hồng (Trang 113 - 120)

2.2.4.2 .NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

3.1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI:

Bối cảnh toàn bộ nền kinh tế

Bức tranh kinh tế - chính trị thế giới những năm vừa qua diễn ra vơ cùng bất ổn. Cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 mà các chuyên gia gọi là “Đại khủng hoảng” với nó chính là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu diễn ra sau đó. Rồi cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu là một cuộc khủng hoảng nợ công với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010, chiến tranh ở Ukraine,... Không những thế, sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam gây xung đột mâu thuẫn căng thẳng biển Đông làm nhức nhối tất cả người dân và các cấp lãnh đạo. Trước các cơn bão lớn đổ bộ như vậy, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề : bùng nổ thị trường chứng khoán giữa năm 2007, tỷ lệ lạm phát năm tăng nhanh khó kiểm sốt đỉnh điểm lên tới 20% vào năm 2008, bong bóng thị trường bất động sản thời gian gần đây, nợ công trầm trọng với dự đốn của Chính phủ sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm 2015 đạt khoảng 64%, nền kinh tế hiện nay còn khá manh mún và phát triển nhỏ lẻ..... Tuy nhiên, trong năm 2015, nền Kinh tế Việt Nam được đánh giá là ứng phó tương đối tốt trước những biến động của mơi trường kinh tế bên ngồi với tăng trưởng GDP ước tính đạt mức 6,5% trong năm nay, báo cáo Điểm lại: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế

Việt Nam của Ngân hàng Thế giới công bố cho biết: Mức tăng trưởng kinh tế

đáng khích lệ đạt được trong năm nay phần nhiều là do tăng tổng cầu trong nước nhờ gia tăng đầu tư và tiêu dùng cá nhân.

“Cầu nội địa mạnh hơn, xuất khẩu vẫn được duy trì, cùng với lạm phát thấp và niềm tin được củng cố đã tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng trong kì trung hạn của Việt Nam,” bàVictoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân

hàng Thế giới tại Việt Nam, nhận định. “Đây là thời điểm thích hợp để củng

cố ổn định kinh tế vĩ mơ, tạo thêm khoảng đệm chính sách thơng qua những nỗ lực kiên quyết để kiềm chế sự mất cân đối tài khóa và giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của khu vực ngân hàng.”

Báo cáo cũng cho biết, điều kiện kinh tế vĩ mơ thuận lợi hơn đã giúp duy trì ổn định hệ thống ngân hàng. Về ngoại thương, kết quả xuất khẩu của Việt Nam vẫn được duy trì, cụ thể tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng 9,2% so với cùng kì năm ngối, chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo, nhất là các sản phẩm cơng nghệ cao như điện thoại, điện tử và máy tính. Theo báo cáo, viễn cảnh trung hạn của Việt Nam là tích cực - dự kiến đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì và lạm phát sẽ ở mức thấp. Tuy nhiên, tốc độ tái cơ cấu chậm có thể gây rủi ro đối với tiềm năng tăng trưởng trung hạn, và những trì hỗn trong việc thắt chặt tài khố sẽ làm ảnh hưởng tới mức độ bền vững của nợ công.

Trong điều kiện mơi trường kinh tế cịn nhiều bất ổn như vậy, cần đảm bảo quản lý kinh tế vĩ mơ tốt thì mới có thể tạo khoảng đệm chính sách và đối phó được với các cú sốc trong tương lai. Tiếp tục củng cố tài khoá, đẩy nhanh cải cách cơ cấu, và tăng cường dự trữ ngoại tệ sẽ giúp giảm bớt các tác động

bất lợi.

Báo cáo cịn có thêm chuyên đề về Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Báo cáo cho rằng TPP được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam.

“Hiệp định TPP mới hồn tất gần đây sẽ khơng chỉ cải thiện tiếp cận thị trường, mà còn là một nhân tố quan trọng cho giai đoạn tiếp theo của các cải

cách cơ cấu tại Việt Nam”, ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia Kinh tế

trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, chia sẻ.

Là thành viên có mức thu nhập GDP/đầu người thấp nhất trong TPP, Việt Nam có những lợi thế so sánh đặc biệt mà các thành viên khác khơng có, đặc biệt là trong ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng nhiều lao động. Các kết quả mơ phỏng cho thấy trong vịng 20 năm tới TPP sẽ đóng góp thêm 8% GDP của Việt Nam, 17% giá trị xuất khẩu thực tế và 12% năng lực sản xuất. Mặc dù sẽ có nhiều thách thức, nhưng tác động chung của TPP đối với Việt Nam là tích cực.

Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên

trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế khơng chỉ về đích mà cịn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013. Đến năm 2015, tăng trưởng GDP thậm chí đạt mức 6.5%. Các con số này khiến giới chuyên gia không khỏi bất ngờ, đồng thời cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam.

 Về tỷ giá, trên cơ sở đánh giá điều hành tỷ giá từ cuối năm 2015 cho thấy những biến động trên quốc tế có những tác động đáng kể đến tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước. Dự kiến năm 2016, thị trường quốc tế tiếp tục có biến động lớn, ảnh hưởng đến thị trường trong nước như Fed có khả năng tăng lãi suất 4 lần trong năm 2016, tổng số tăng thêm 1% so với mức tăng 0,25% năm 2015; đồng CNY được vào rổ tiền tệ tính SDR và có thể biến động khó lường.

 Trong khi đó, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới (hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang được

ký kết, kỳ vọng về TPP, việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN). Do đó, để thích ứng với diễn biến kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế năm 2016 cũng như những năm tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước thay đổi cách thức điều hành tỷ giá, cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ. Tỷ giá VND/USD bám sát diễn biến quốc tế sẽ hạn chế các cú sốc bên ngoài đối với thị trường ngoại hối trong nước, từ đó giảm thiểu các tác động không thuận lợi đối với vay nợ và đầu tư từ nước ngoài; đồng thời, tỷ giá của đồng Việt Nam sẽ có mối tương quan chặt chẽ hơn với tỷ giá của các đối tác thương mại chính, qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của Việt Nam. Tỷ giá được điều hành linh hoạt hơn phù hợp với tình hình thế giới cịn nhiều biến động cũng như các yêu cầu đặt ra của các hiệp định quốc tế được ký kết trong thời gian tới.

 Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nước trong khu vực. Năm 2012 năng suất lao động tăng 3,05%, năm 2013 tăng 3,83%, năm 2014 tăng 4,34%, đến năm 2015 lại tiếp tục tăng 6.4% so với năm 2014, đạt khoảng 3 657 USD/ người,chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nơng nghiệp có năng suất lao động thấp hơn sang các ngành cơng nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần tích cực đẩy mạnh năng suất hơn nữa vì hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng 1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.

Nhìn lại 10 năm qua, năng suất lao động của Việt Nam đã cải thiện đáng kể. Bình quân giai đoạn 2006-2015, năng suất lao động xã hội đã tăng

3,9%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng 3,4%/năm và giai đoạn 2011- 2015 tăng 4,2%/năm.

Năng suất lao động năm 2015 tăng 23,6% so với năm 2010. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn hơn thấp so với mục tiêu đề ra là tăng 29%-32%. Dù vậy, Tổng Cục Thống kê cho rằng, tốc độ tăng năng suất lao động thời kỳ 5 năm vừa qua vẫn cao hơn thời kỳ 2006-2010. Điều này sẽ góp phần thu hẹp dần khoảng cách tương đối so với năng suất lao động của các nước ASEAN.

Bối cảnh ngành xây dựng

Giai đoạn 2008 - 2012, sự sụt giảm của ngành BĐS đã tác động mạnh đến ngành xây dựng. Các cơng trình, nhà cao tầng đơ thị thi nhau mọc lên nhưng vẫn “nằm đắp chiếu”, không bán được. Hà Nội xuất hiện nhiều cảnh “Bán nhà trên giấy”. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khốn đốn khi các dự án buộc phải chuyển nhượng , tạm dừng thi cơng, hay thậm chí khơng thể tiếp tục triển khai. Có thể kể đến các bài học nhãn tiền như Dự án 408 Lĩnh Nam của Vina Megastar, hay Dự án căn hộ B5 Cầu Diễn của Housing Group…, khách hàng đến nay vẫn khơng thể địi được nhà, lẫn tiền góp vốn, vì đại diện chủ đầu tư đã bị bắt.

Tuy nhiên, đến năm 2013, ngành xây dựng đã có những dấu hiệu hồi phục với tốc độ vừa phải nhờ những hỗ trợ từ lãi suất, các gói tín dụng cho thị trường BĐS và dịng vốn FDI tăng mạnh. Năm 2014 được xem là năm khởi đầu chu kỳ tăng trưởng mới đối với ngành xây dựng. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, 10 tháng năm 2014, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt 120.959 tỷ đồng, bằng 86,5% so với kế hoạch năm 2014, bằng 104,4% so với cùng kỳ năm 2013. Tình trạng nhà đất đã ấm dần lên, giá nhà tăng, cầu đẩy mạnh, khiến các doanh nghiệp xây dựng vô cùng “phấn khởi”.

Đến năm 2015,các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành tiếp tục tăng trưởng khá. Theo giá hiện hành, giá trị sản xuất ngành xây dựng

năm 2015 đạt khoảng 974 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2014. Theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm của ngành năm 2015 đạt khoảng 172 nghìn tỷ đồng, tăng 10,82% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 5,9% GDP cả nước và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Tỷ lệ đơ thị hố cả nước 35,7%, tăng 1,2% so với năm 2014; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đơ thị đạt 100%; quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 98,2%, tăng 3,3% so với 2014; tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 81,5%; tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải tại đô thị đạt khoảng 85%; tỷ lệ thất thốt thất thu nước sạch giảm cịn khoảng 25%. Diện tích bình qn nhà ở tồn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/người, tăng 1,1m2 sàn/người so với năm 2014. Nhìn chung ngành xây dựng đã hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2015 và giai đoạn 2010-2015, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016

Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định năm 2016 với mức tăng trưởng 6,7%, sau đó sẽ tăng trưởng ở mức chậm hơn trong năm 2017. Ba động lực chính của sự tăng trưởng gần đây: đầu tư nước ngồi, niềm tin của người tiêu dùng và tín dụng và các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đương đầu với những khó khăn ngắn hạn như sự tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu và sự thu hẹp của các vùng đệm kinh tế vĩ mơ của chính sách tài khóa và tiền tệ.

Về mặt lâu dài, Việt Nam sẽ phải giải quyết vấn đề năng suất lao động thấp và khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Các doanh nghiệp này sẽ chịu áp lực cạnh tranh gia tăng từ các hiệp định thương mại.

Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Kinh tế trong nước có

nhiều thuận lợi, có thể tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức. Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ mở ra cơ hội và không gian phát triển rộng lớn hơn, nhưng thách thức cũng lớn hơn, nhất là cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngay cả trên thị trường trong nước.

Triển vọng ngành xây dựng năm 2016

Trong những năm gần đây, ngành xây dựng Việt Nam luôn được kỳ vọng là một ngành đầy tiềm năng do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xây dựng của chúng ta vẫn đang rất khó khăn trong việc tìm ra chiến lược phát triển kinh doanh bền vững, tiếp cận các mơ hình quản lý hiệu quả và ứng dụng công nghệ tiến tiến trong thiết kế, thi cơng, vật liệu.

Hiện, chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn trong nước có cơ hội tiếp cận những phương pháp quản trị, kỹ thuật thi công tiên tiến của thế giới nên đã vươn lên cạnh tranh ngang hàng với các nhà thầu quốc tế, tuy nhiên, họ lại vô cùng đơn độc vì khơng có những doanh nghiệp hỗ trợ, phụ trợ để tạo nên một thế mạnh thực sự đủ sức cạnh tranh với và vươn lên đẳng cấp quốc tế. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại đang phát triển theo xu hướng tự phát, khơng chiến lược, khơng thế mạnh, khơng có sản phẩm chủ lực, sử dụng cơng nghệ thi cơng lạc hậu…

Nhưng có thể thấy, năm 2016, ngành xây dựng của nước ta có triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và Canada. Trong đó, Nhật Bản được dự đoán là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào nước ta, dù kinh tế của quốc gia này đang suy thoái, ảnh hưởng đến triển vọng đầu tư. Bởi chính đặc điểm này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư vừa và nhỏ chuyển đầu

tư từ Trung Quốc hoặc Thái Lan sang nước ta. Ngoài ra, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu đầu năm 2015, sẽ kích thích gia tăng đầu tư của khu vực này vào nước ta, nhất là các nhà đầu tư đến từ Đức, Bỉ, Hà Lan, Pháp và Tây Ban Nha.

Ngoài ra, sau Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết trong năm 2015, nước ta cũng có triển vọng thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực như dệt may, hóa dầu, linh kiện điện tử; hoặc thông qua nước thứ ba như Hong Kong, Virgin Islands, Singapore. Bên cạnh đó, năm 2015 cũng là năm thành lập Cộng đồng kinh tế khu vực ASEAN (AEC), nên nước ta sẽ có nhiều cơ hội mới trong đầu tư nội khối ASEAN, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh thu hút FDI. Những nguồn vốn đầu tư này sẽ giúp tăng nhu cầu thi công hạ tầng, sử dụng vật liệu xây dựng trong nước, góp phần giúp thị trường này trở lên sôi động trong năm 2016.

Năm 2016, Bộ Xây dựng đã đặt ra 12 nhiệm vụ cùng nhiều giải pháp trọng tâm để phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu chủ yếu như: Giá trị sản xuất xây dựng tồn ngành tính theo giá hiện hành tăng khoảng 10% so với năm 2015; tỷ lệ đơ thị hóa cả nước đạt khoảng 36,8%; tỷ lệ quy hoạch vùng tỉnh đạt 100%, quy hoạch chung đô thị đạt 100%, quy hoạch xây dựng nông

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp và kết cấu thép lê hồng (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)