2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
2.2.3.3. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN:
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Việc quản trị vốn bằng tiền có yêu cầu cơ bản là vừa đảm bảo sự an toàn, đem lại khả năng đầu tư sinh lời cao, vừa đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán nhanh bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Tại công ty LeHongsteel, việc quản lý vốn bằng tiền cịn mang tính chất tự phát, chưa có nhiều kỹ thuật, việc quản lý cịn lỏng lẻo, chủ yếu là kế tốn phác thảo dự tính lượng tiền mặt dựa vào kinh nghiệm những tháng trước và lập kế hoạch thu chi theo từng giai đoạn để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu. Tuy nhiên, mỗi khoản thu chi phát sinh đều phải có chữ ký của Giám đốc và Kế tốn trưởng của cơng ty, sau đó thủ quỹ mới có căn cứ để xuất tiền và ghi chép lại.
Cơng ty cần có các biện pháp hữu hiệu hơn để quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền mặt nhắm tránh thất thoát, cần áp dụng triệt để nguyên tắc các khoản thu chi đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ và nên dược tỏng hợp hàng tháng, hàng quý…
BẢNG 5:Tình hình quản lý các loại vốn bằng tiền của công ty trong 2 năm 2014 và 2015. Đvt: VND
Vốn bằng tiền 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tuyệt đối Tỷ lệ %
Tiền mặt 1,235,245,666 69.52 1,323,689,778 70.14 (88,444,112) (6.68) Tiền gửi ngân hàng 541,574,834 30.48 563,942,274 29.86 (22,367,440) (3.97) Tổng 1,776,820,500 100 1,887,182,052 100 (110,361,552) (5.85)
Qua bảng phân tích trên, vốn bằng tiền cuối năm 2015 so với cuối năm 2014 đã giảm 110 361 552 đồng , tương ứng với tỷ lệ giảm là 5.85%. Vốn bằng tiền giảm khá nhiều như vậy là do các nguyên nhân:
Tiền mặt cuối năm 2015 so với cuối năm 2014 giảm 88 444 112 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 6.68%, tỷ lệ tiền mặt trong tổng vốn bằng tiền của doanh nghiệp cũng khá lớn, tỷ lệ này cuối năm 2014 là 70.14%, đến cuối năm 2015 giảm tỷ trọng xuống cịn 69.52%. Cơng ty dùng tiền mặt để chi trả các khoản phát sinh đột suất, quy mô không quá nhiều như thiếu vốn nhập hàng, ứng lương công nhân, tạm ứng đi đường…do vậy, vấn đề dùng tiền mặt để đầu tư sinh lời không được quan tâm nhiều. Sở dĩ lượng tiền mặt của doanh nghiệp giảm đi như vậy là do việc sản xuất kinh doanh trong năm 2015 đang bị chững lại, chính vì thế, nhu cầu vốn lưu động cũng khơng cịn nhiều như trước nữa nên có xu hướng giảm cả về tỷ trọng và quy mô.
Tiền gửi ngân hàng cuối năm 2015 so với cuối năm 2014 giảm nhẹ 22 367 440 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 3.97%, từ 563 942 274 đồng cuối năm 2014 giảm xuống còn 541 574 834 đồng năm 2015, tỷ trọng nguồn vốn này trong vốn bằng tiền cũng có sự thay đổi nhỏ, chiếm 29.86% cuối năm 2014 và 30.48% năm 2015 . Như vậy, có thể thấy, trong năm, cơng ty có tận dụng nguồn vốn này để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trích lập quỹ nhưng khơng nhiều.
Nhìn chung, việc dự trữ tiền như vậy là khá an toàn, nếu trong năm 2014 nhu cầu tiền mặt nhiều hơn do việc sản xuất khá năng động thì cơng ty để nhiều tiền mặt hơn và ít tiền gửi ngân hàng, đến cuối năm 2015, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã kém đi thì cơng ty để ít tiền mặt hơn để tránh phát sinh chi phí và tăng tỷ lệ tiền gửi ngân hàng để tránh rủi ro. Ý định của nhà quản trị như vậy trong từng thời kỳ là khá hợp lý. Cơng ty nên đưa ra
những chính sách đầu tư mới nhằm làm tăng nguồn thu tài chính khác khi hoạt động sản xuất kinh doanh đang có dấu hiệu đi xuống.
Tình hình khả năng thanh tốn của cơng ty:
Khả năng thanh tốn của cơng ty là biểu hiện về sự an tồn về tình hình tài chính của cơng ty, được đo bằng các hệ số và được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 6: KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 31/1 2/20 15 31/1 2/20 14 Hệ số trun g bìn h ng ành năm 201 5 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6
Khả năng thanh tốn hiện thời (lần)
Khả năng thanh toán nhanh (lần)
Khả năng thanh toán tức thời (lần)
Nhìn chung, các hệ số về khả năng thanh tốn của doanh nghiệp khơng chênh lệch quá nhiều so với trung bình ngành năm 2015, trừ khả năng thanh toán hiện thời cả 2 năm là cao hơn trung bình ngành và cao hơn 1, cụ thể hệ số này năm 2015 là 1.42, năm 2014 là 1.33 cao hơn trung bình ngành chỉ có 1.24 và khả năng thanh toán hiện thời của năm 2015 tăng nhẹ so với năm 2014 là 0.09, cao hơn trung bình ngành tận 0.18. Lý giải việc doanh nghiệp năm 2015 làm ăn kém đi mà khả năng thanh toán vẫn cao là do doanh ghiệp
để tồn khá nhiều hàng tồn kho và nợ phải thu, dẫn đến tài sản ngắn hạn lớn, trong khi năm 2014 thì khơng để nhiều hàng tồn kho và nợ phải thu đến vậy. Khả năng thanh toán nhanh năm 2014 là 0.77, đến năm 2015 chỉ còn 0.71, trong khi trung bình ngành hệ số này là 0.79,điều này cũng do hàng tốn kho năm 2015 chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động, làm cho khả năng thanh toán hiện thời năm 2015 cao hơn so với năm 2014 và tồn ngành nói chung nhưng khả năng thanh tốn nhanh lại thấp hơn. Trong khi đó, khả năng thanh tốn hiện thời lại khơng có sự thay đổi nhiều, cả hai năm đều xấp xỉ bằng 0.06, thấp hơn trung bình ngành đến 0.07 lần ( trung bình ngành là 0.13) điều này là do đến năm 2015, số nợ ngắn hạn và tiền đều giảm đi do quy mô sản xuất và lượng hàng bán ra đã có sự suy giảm, dẫn đến khả năng thanh tốn tức thời khơng có sự thay đổi lớn. Điều này cho thấy việc thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn đang gặp khó khăn lớn so với tồn ngành nói chung. Tuy nhiên, đây khơng hẳn là một dấu hiệu xấu bởi xét trong dài hạn hơn thì doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh tốn tốt so với mặt bằng chung, thể hiện ở khả năng thanh toán nhanh và hiện thời. Vấn đề chỉ là doanh nghiệp nên quản trị tốt lượng tiền, hàng tồn kho và nợ phải thu để cân đối khả năng thanh toán được tốt hơn và phù hợp hơn với đặc điểm dự trữ tiền mặt và khả năng thanh tốn của cơng ty.