2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
2.2.3.4. VỀ QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO DỰ TRỮ:
Hàng tồn kho của công ty chỉ bao gồm hàng tồn kho, khơng trích lập quỹ dự phịng giảm giá hàng tồn kho.
Ta có bảng kết cấu hàng tồn kho của công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng như sau:
BẢNG 7: KẾT CẤU HÀNG TỒN KHO NĂM 2014 – 2015 ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ %
Nguyên liệu, vật liệu 13,526,555,411 61.78 11,528,955,541 60.74 1,997,599,870 17.33 Công cụ,dụng cụ 1,132,464,546 5.17 927,704,265 4.89 204,760,281 22.07 Chi phí SX, KD dở dang 7,235,223,621 33.05 6,523,642,551 34.37 711,581,070 10.91 Tổng 21,894,243,578 100.00 18,980,302,357 100.00 2,913,941,221 15.35
Qua bảng kết cấu, nhìn chung, hàng tồn kho của cơng ty cuối năm 2015 tăng 15.35% so với cuối năm 2014, các chỉ tiêu tăng không đều, nhưng số lượng tăng nhìn chung là khá lớn, cụ thể ta xem xét từng chỉ tiêu sau:
Nguyên liệu, vật liệu có tỷ lệ tăng khá cao,tăng 17.33 % từ 11 528 955 541 đồng từ cuối năm 2014 đến 13 526 555 411 đồng năm 2015, số tiền tăng là 1 997 599 870 đồng. Nguyên liệu, vật liệu chủ yếu của công ty là gang, thép, mối hàn..Không chỉ tăng về giá trị mà tỷ trọng nguyên liệu, vật liệu của công ty cũng tăng so với năm 2014, cụ thể tỷ trọng nguyên liệu vật liệu trong hàng tồn kho năm 2014 là 60.74%, chiếm một tỷ trọng khá lớn, đến năm 2015, con số này lại tăng nhẹ lên 61.78%. Có thể thấy, trong năm 2015, giá cả thị trường khơng có sự biến động mạnh, thể hiện ở tỷ lệ lạm phát rất thấp, thì việc tăng dự trữ hàng tồn kho nói chung và tăng dự trữ ngun liệu vật liệu nói riêng trong tình trạng việc tiêu thụ của công ty đang chững lại cho thấy một quyết định khơng chính xác của ban quản trị cơng ty. Bên cạnh đó, lượng nguyên vật liệu tồn trữ tăng lên như vậy yêu cầu công tác quản lý phải được đẩy mạnh, tránh để tình trạng thất thốt, hư hỏng gây nên thiệt hại cho cơng ty.
Công cụ, dụng cụ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp, tuy nhiên, đây lại là bộ phận tăng nhiều nhất ảnh hưởng đến chỉ tiêu hàng tồn kho tăng. Cụ thể, cuối năm 2014, giá trị công cụ dụng cụ là 927 704 265 đồng, đến cuối năm 2015, con số này tăng lên 1 132 464 546 đồng, chênh lệch tăng là 204 760 281 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng lên đến 22.07%. Tỷ trọng công cụ dụng cụ trong năm 2014 và 2015 cũng có sự tăng nhẹ, tỷ trọng năm 2014 là 4.89%, đến năm 2015 là 5.17%. Điều này đặt ra cho doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác sản xuất, giảm lượng công cụ, dụng cụ tồn trữ nhằm tránh tình trạng ứ đọng, lãng phí vốn.
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang trong năm 2015 cũng biến động tăng khá cao, và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp. Năm 2014, tỷ trọng của chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang là 34.37%, đến năm 2015 con số này giảm nhẹ cịn 33.05%. Về giá trị, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2015 so với năm 2014 tăng 711 581 070 đồng, từ 6 523 642 551 đồng năm 2014 lên 7 235 223 621 đồng năm 2015,tương ứng với tỷ lệ tăng là 10.91%. Do đặc điểm quy trình sản xuất của cơng ty diễn ra liên tục nên hầu hết các khâu sản xuất đều liên quan với nhau nên sản phẩm dở dang trên dây chuyền công nghệ tăng lên sẽ gây ứ đọng lượng vốn khá lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Bên cạnh đó, để đánh giá tình hình quản trị hàng tồn kho của cơng ty thì cần phải xét đến một số chỉ tiêu sau:
BẢNG 8: TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch 1.giá vốn hàng bán VND 52,055,985,600 59,814,725,63 0 (7 758 740 030) 2.hàng tồn kho bình qn VND 20,437,272,968 20,091,978,61 5 345,294,350 3.vịng quay HTK = (1)/(2) vịng 2.55 2.98 (0.43) 4.Kỳ luân chuyển HTK= 360/(3) ngày 141.176 120.81 20.366
Nhìn chung, Giá vốn hàng bán giảm 7 758 740 030 đồng từ năm 2014 dến năm 2015 và lượng HTK bình quân tăng lên 345 294 350 đồng khiến cho vòng quay HTK giữa hai năm giảm 0.43 vòng, phản ánh một đồng vốn tồn
kho trong năm 2014 quay được 2.98 vịng thì đến năm 2015 chỉ quay được 2.55 vòng. Từ đó, Kỳ luân chuyển HTK tăng từ 120.81 ngày/vòng lên 141.176 ngày/vòng, tăng 20.366 ngày/vịng. Tức trong năm 2014, trung bình phải mất 120.81 ngày để quay được một vịng HTK thì đên năm 2015, phải mất tận 141.176 ngày mới quay được một vòng HTK. Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn tồn kho của công ty đã giảm sút, và cho thấy một dấu hiệu xấu trong năm 2015.
Như vậy, cùng với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị giảm sút thì kéo theo giá vốn hàng bán bị giảm dần, lượng HTK bình qn có xu hướng tăng lên. Vì vậy, trong thời gian tới cơng ty cần có những điều chỉnh phù hợp, tăng cường nhiều biện pháp quản lý vốn hàng tồn kho hữu hiệu hơn để đẩy nhanh số vòng quay HTK, giảm thiểu lượng vốn ứ đọng trong khâu dự trữ không cần thiết như công cụ, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu...từ đó giúp cơng ty chủ động hơn về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.