Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty CP KDTH Tuyên Hiền

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP KDTH tuyên hiền (Trang 30 - 32)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP KDTH TUYÊN HIỀN

2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty CP KDTH Tuyên Hiền

Công ty CP KDTH Tuyên Hiền

Vốn là điều kiện không thể thiếu khi Công ty được thành lập và thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các Cơng ty đều phải có tài sản ,bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc đảm bảo đủ nhu cầu về tài sản và nguồn vốn là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và đạt hiệu quả.

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh giúp cho Công ty đánh giá được trình độ sử dụng vốn, trình độ quản lý tài chính từ đó có những biện pháp tích cực đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Mặt khác muốn đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải có các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn (hay còn gọi là nguồn tài trợ tài sản).

Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ hai nguồn chính:

- Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn mà công ty được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, thuộc nguồn tài trợ này bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay dài hạn, trung hạn, các khoản nợ vay dài hàn trung hạn (trừ các khoản vay, nợ dài hạn)

- Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh một khoảng thời gian ngắn, thuộc nguồn tài trợ này là những khoản vay nợ ngắn hạn, các khoản vay nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, của cán bộ công nhân viên của Cơng ty.

Ta có một số cơng thức sau:

- Nguồn tài trợ thường xuyên = NDH + VCSH - Nguồn tài trợ tạm thời = NNH

- Vốn hoạt động thuần(VLC)= TSDH – Nợ DH

Nguồn tài trợ thường xuyên

- Hệ số tài trợ thường xuyên = (2-1) Tổng nguồn vốn

Nợ ngắn hạn

- Hệ số tài trợ tạm thời = (2-2) Tổng nguồn vốn

Nguồn vốn chủ sở hữu

- Hệ số nguồn VCSH so với = (2-3) nguồn tài trợ thường xuyên Nguồn tài trợ thường xuyên

Nguồn tài trợ tạm thời

- Hệ số nguồn tài trợ tạm thời = (2-4) so với TSNH Tài sản ngắn hạn

Nguồn tài trợ thường xuyên

- Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên = (2-5) so với TSDH Tài sản dài hạn

Qua bảng 2-5 ta có: nguồn tài trợ thường xuyên ở thời điểm cuối năm 2013 tăng so với thời điểm đầu năm là 651.043.428 đồng tương ứng tăng 11,33%( trong đó nợ dài hạn tăng 644.000.000 đồng tương ứng 14,11%). Bên cạnh đó, nguồn tài trợ tạm thời cuối năm là 10.730.752.581 đồng tăng 100.845.909 đồng so với đầu năm 2013 tương ứng tăng 0,95%. Tuy tăng không nhiều nhưng nguồn tài trợ tạm thời lại là nguồn mà công ty sử dụng nhiều hơn.

Hệ số tài trợ thường xuyên của Công ty cuối năm là 0,37 hệ số này tăng 0,02 so với đầu năm, ứng với 6,45 %. Còn hệ số tài trợ tạm thời cuối năm là 0,63 giảm 0,02 ứng với giảm 3,48%. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện Công ty không phải huy động nhiều nợ ngắn hạn để sử dụng mà thay vào đó Cơng ty sử dụng chủ yếu các nguồn vốn chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh của mình. Điều này sẽ đem lại hiệu quả trong kinh doanh đối với Cơng ty vì nếu sử dụng vốn tự có của Cơng ty và việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của mình sẽ đem lại an toàn trong kinh doanh hơn. Hệ số tài trợ thường xuyên tăng lên trong khi đó hệ số tài trợ tạm thời lại giảm xuống điều này là rất tốt vì nguồn vốn của Cơng ty có thể sử dụng thường xuyên tăng cao hơn nguồn vốn mà Cơng ty có thể sử dụng tạm thời, do đó sẽ giảm dần tác động của điều kiện bên ngồi ví dụ trả nợ khi đến hạn…

Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn ở thời điểm cuối năm là 2,23 đ/đ tăng 0,33 đ/đ so với thời điểm đầu năm tương ứng tăng 17,7% chứng tỏ rằng nguồn tài trợ thường xuyên luôn đủ để đáp ứng đầu tư tài sản dài hạn. Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên không được ổn định và luôn nhỏ hơn 1 ở đầu năm và cuối năm chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Cơng ty khơng ổn định, nguồn vốn chủ sở hữu không đủ để Công ty đầu tư do vậy Công ty phải huy động thêm các nguồn vốn vay dài hạn bên ngoài. Điều này cũng có lợi đối với việc kinh doanh của Cơng ty khi Cơng ty đến hạn thanh tốn các khoản nợ thì việc đi vay thêm các nguồn vốn khác làm Cơng ty chủ động trong việc thanh tốn các khoản nợ đến ngày.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP KDTH tuyên hiền (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)