TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
3.3.1.3 nghĩa và đặc điểm của công tác tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của q trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, nó đóng vai trị hết sức quan trọng bởi vì có tiêu thụ được thành phẩm thì Doanh nghiệp mới có doanh thu, mới có khả năng bù đắp các chi phí bỏ ra, từ đó mói duy trì được q trình sản xuất kinh doanh và tái mở rộng kinh doanh.
Q trình sản xuất ln gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm, sản xuất là khâu trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra giá trị mới. Tiêu thụ là khâu thực hiện giá trị, làm cho giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa được phát huy.
Để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận của mình, một vấn đề đặt ra cho mọi Doanh nghiệp là phải thúc đẩy quá trình tiêu thụ thành phẩm, đề ra và thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ trong kỳ.
Đối với Doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Có thể nói, bán hàng là q trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Nhờ hoạt động này mà vốn được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị “tiền tệ”, giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Chỉ khi nào bán được hàng thì doanh nghiệp mới có thu nhập để bù đắp chi phí đã bỏ ra. Xác định doanh thu bán hàng là cơ sở để đánh giácác chỉ tiêu kinh tế - tài chính, trình độ hoạt động của đơn vị và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đồng thời, nó cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả kinh doanh đối với từng mặt hàng. Trên cơ sở đó, nhà quản trị doanh nghiệp biết được nên đầu
lược kinh doanh đúng đắn cho các kỳ tiếp theo.
Đối với người tiêu dùng, công tác bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Nó đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng bằng nhiều phương thức bán hàng khác nhau. Qua đó, tính chất hữu ích của hàng hố mới được thực hiện và xác định dựa vào sự tiếp nhận của thị trường, sự phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ được thể hiện rõ ràng nhất. Doanh số bán hàng càng cao, doanh nghiệp càng nhanh quay vòng vốn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu dùng.
Tổ chức tốt công tác bán hàng ở doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình kinh doanh tiến hành một cách nhanh chóng, đồng thời vốn được luân chuyển nhanh. Kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng thị trường, nâng cao nghiệp vụ, trình độ quản lý và đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo nguồn vốn tích luỹ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tiêu thụ là điều kiện vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường. Do đó, q trình bán hàng cần được nắm bắt, theo dõi chặt chẽ, thường xuyên từ khâu mua, dự trữ đến bán hàng và thanh toán đảm bảo cho việc xác định kết quả kinh doanh đúng, tránh hiện tượng lãi giả, lỗ thật.