Các lợi thế phát triển xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty xuất nhập khẩu (Trang 31 - 34)

II. VAI TRÕ VÀ VỊ TRÍ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC

3. Các lợi thế phát triển xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam

Trƣớc tiên, ta phải khẳng định rằng Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu t nƣớc ngoài để phát triển sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu. Diện tích đất đai Việt Nam là 331.689 Km2 với dân số khoảng 78 triệu ngƣời, lại nằm trên tuyến đƣờng giao lƣu hàng hải quốc tế từ Đông Bắc Á sang các nƣớc Nam Á, Trung Đông và Châu Phi. Bờ biển Việt Nam dài 3260 km với nhiều cảng sâu và khí hậu tốt. Điều này cho phép tàu bè các nƣớc bạn có thể ra vào quanh năm. Việt Nam còn nằm trên trục đƣờng bộ và đƣờng sắt từ Châu Âu sang Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ... về vận tải hàng không, chúng ta cũng có các sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế và các sân bay phân bố đều trên lãnh thổ đất nƣớc.

Lợi thế thứ hai là, may mặc là ngành nghề truyền thống của đất nƣớc Việt Nam, vốn đã đƣợc phát triển từ lâu đời, nó gắn bó với nhân dân ta từ nơng thơn đến thành thị. Do đó nghề may mặc ở nƣớc ta đã có sẵn gốc, các nghệ nhân giàu kinh nghiệm đã truyền cho lớp hậu thế những bí quyết quý báu giúp nghề may mặc phát triển. May mặc cũng là những mặt hàng chúng

ta có lợi thế so sánh về chi phí sản xuất do giá nhân công và nguyên phụ liệu tƣơng đối rẻ.

Lợi thế thứ ba là nguồn lao động dồi dào. Tính đến nay, dân số Việt Nam khoảng 78 triệu ngƣời, trong đó hơn 30 triệu ngƣời đang ở độ tuổi lao động, 52% lao động là nữ. Do đặc điểm lao động may mặc tƣơng đối nhẹ nhàng, khơng địi hỏi nhiều đến sức lực, phù hợp với lao động nữ. Bởi vậy, may mặc có nhiều thuận lợi khi phát triển ở một nƣớc có tủ lệ nữ cao nhƣ ở Việt Nam. Mặt khác, lao động nhất là nữ công nhân lao động ở Việt Nam vốn có tiếng là chịu khó, cần cù, thơng minh và khéo léo rất phù hợp với ngành may mặc.

Hơn nữa, giá công may ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nƣớc Đông Nam Á và thế giới. Ở Đức, giá công may là 15,56 USD/giờ; Nhật là 16,37 USD/giờ, Mỹ 10,33 USD/giờ; Thái Lan 0,87 USD/giờ; Trung Quốc 0,34 USD/giờ trong khi ở Việt Nam chỉ ở mức 0,19 USD/giờ.

Trong khi ở Việt Nam chƣa có lợi thế về kỹ thuật thì do chính yếu tố lao động dồi dào và tiền lƣơng thấp là lợi thế cơ bản của Việt Nam khi tham gia thƣơng mại quốc tế.

Bảng 2: So sánh tiền lương bình qn của cơng nhân may các nước Châu Á. STT Nƣớc Lƣơng USD/tháng 1 Việt Nam 30 2 Indonesia 83 3 Malaixia 100 4 Singapore 120 5 Hồng Kông 415 6 Hàn quốc 612 7 Đài Loan 767

Lợi thế thứ tƣ là hoạt động may mặc khơng địi hỏi vốn đầu tƣ lớn. Để xây dựng đƣợc một chỗ làm việc trong ngành may cần 700 - 800 triệu đồng. Đối với Việt Nam, một quốc gia cịn nhiều khó khăn về vốn thì đây là một ngành rất thích hợp để phát triển. Cũng nhờ yếu tố này, mỗi năm con số xí nghiệp may với quy mơ vừa và nhỏ cũng lên tới hàng trăm, thu hút hàng ngàn lao động và rút ngắn thời gian hoàn vốn.

Lợi thế thứ năm là lợi thế về bạn hàng và quan hệ quốc tế. Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đƣợc ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ 1/1/1993. Theo hiệp định, Việt Nam đƣợc xuất khẩu vào EU 151 chủng loại mặt hàng (catagory) trong đó có 46 loại đƣợc xuất khẩu tự do vào EU không bị ràng buộc bởi hạn ngạch (free - quota). Ngồi ra cịn có 13 mặt hàng theo hình thức gia cơng thuần tuý với số lƣợng nhỏ nhƣ hàng thêu ren mà Việt Nam dã gia công cho Italia hàng trăm tấn mỗi năm... Tổng số hạn ngạch theo hiệp định là 21.297 tấn với kim ngạch khoảng 45 triệu USD.

Trong những năm thực hiện hiệp định với EU, việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU tăng mạnh, từ chỗ chỉ xuất khoảng 10 chủng loại mặt hàng đã tăng lên 55 chủng loại, từ khối lƣợng 670 nghìn tấn lên đến 1300 nghìn tấn. Kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu vào EU tăng lên từ 250 triệu USD năm 1993 lên đến 285 triệu USD năm 1994 và năm 1995 là 310 triệu USD.

Đặc biệt ngày 21/12/1998, Hội đồng Châu Âu đã thông qua quy chế số 2820/1998 về ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP) áp dụng từ 1/7/1999 đến 21/12/2001. Theo đó mặt hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam nhập vào EU chịu mức thuế từ 8,9% lên 11% giá trị lô hàng xuất khẩu. Điều này sẽ tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho may mặc xuất khẩu Việt Nam phát triển.

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 28/7/1995 và APEC tháng 11/1998, đang là ứng cử viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Đặc biệt quan hệ Việt Nam - Mỹ đang từng bƣớc nới

lỏng, hiện nay đã ký hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ đó là cơ hội rất lớn cho thƣơng mại quốc tế giữa Việt Nam và Mỹ nói chung và xuất khẩu may mặc nói riêng.

Với những lợi thế trên, Đảng và Nhà nƣớc ta có chủ trƣơng phát triển ngành may mặc, coi đó là ngành cơng nghiệp mũi nhọn đầy tiềm năng. Luật đầu tƣ nƣớc ngoài ra đời năm 1987 cũng là tạo điều kiện rất nhiều trong việc phát triển ngành này. Hiện nay, ngày càng có nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm và bỏ vốn vào ngành may mặc Việt Nam. Các xí nghiệp liên doanh ra đời tạo cho may mặc Việt Nam có cơ sở hạ tầng hiện đại, vững chắc và chắc chắn trong những năm tới may mặc Việt Nam sẽ có những bƣớc tiến vƣợt bậc, góp phần đƣa kinh tế Việt Nam ngày càng đi lên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty xuất nhập khẩu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)