4. Những khái niệm cơ bản trong văn hoá nhận thức truyền thống Việt Nam
1.1. Nguyên tắc tổ chức nông thôn
1.1.1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống
Tổ chức gia đình, gia tộc gồm những người có quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau.
Gia đình theo truyền thống của người Việt thường gồm nhiều thế hệ sống chung trong một mái nhà. Các thành viên trong gia đình có tác động lẫn nhau về
quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm. Người thế hệ trên được kính trọng. Trật tự tơn ti gia đình được duy trì qua nhiều thế hệ.
Văn hóa gia đình là một giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam, nhất là khi nó lại là khởi nguồn sinh ra con người, ni dưỡng con người đó từ thuở lọt long đến khi trưởng thành. Sự trưởng thành đó có bền vững hay khơng đều xuất phát căn bản từ những bước khởi đầu trong gia đình.
Các nghi lễ gia đình nổi bật nhất đó là ngày giỗ, tết và cưới xin, ma chay. Vào những dịp này là lúc cha mẹ, anh em, bà con họ hàng gặp gỡ sum họp gia đình cũng nhau chia sẻ những tình cảm cá nhân với nhau để tạo nên mối quan hệ bền chặt hơn. Bằng việc tham gia vào những nghi lễ này trước hết là sự gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình nhất là khi con cái đi làm ăn xa hoặc đã xây dựng gia đình ra ở riêng có thể khơng gần bố mẹ. Đây là dịp anh em, con cái chia sẻ những tình cảm, những kinh nghiệm trong cuộc sống mà mình từng trải từ người này cho người khác. Hịa giải những xích mích (nếu có) trong q trình sống giữa anh em, dâu, rể.
Gia tộc: quan hệ giữa những người cùng dòng họ tạo nên mối liên kết giữa những người bà con, họ hàng. Tổ chức họ tộc ở nơng thơn khá chặt chẽ: có nhà thờ họ, trưởng họ (tộc trưởng), gia phả (sổ ghi tên, quan hệ, lịch sử các đời của họ tộc). Những người trong họ thường ghi nhớ quan hệ thể hiện qua xưng gọi. Những người trong họ có trách nhiệm giúp đỡ nhau, cưu mang nhau.
Việt Nam, làng và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau. Dấu vết hiện tượng “làng là nơi ở của một họ” còn lưu lại trong hàng loạt tên làng: Đặng Xá (nơi ở của họ Đặng), Ngô Xá, Đỗ Xá, Trần Xá, Nguyễn Xá, Châu Xá, Lê Xác… Trong làng, người Việt cho đến giờ vẫn thích sống theo lối đại gia đình: các cụ già rất lấy làm hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình quần tụ được 3, 4 thế hệ (tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường). Ở nhiều dân tộc ít người phổ biến tình trạng các thế hệ của một đại gia đình, một gia tộc ở tập trung dưới một mái nhà dài – loại nhà này có thể dài tới trên 30 mét, với số lượng thậm chí tới hơn trăm người.
Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất, hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần. Những việc u thương, chăm sóc ơng bà, thăm hỏi ơng bà, chú bác, cơ dì, anh em họ hàng những lúc ốm đau, trắc trở, tai nạn, những chuyện vui
buồn xảy ra… tất cả những thực hành đó tạo nên những tình cảm, sự cảm thơng, tình u thương có tác dụng ni dạy tính nhân văn trong cách đối nhân xử thế sau này một cách sâu sắc.
Hình 2.1. Tết truyền thống Hình 2.2. Đình làng dịp lễ hội