Tín ngưỡng sùng bái con ngườ

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 41 - 43)

3. Tổ chức đô thị

1.3. Tín ngưỡng sùng bái con ngườ

Với đạo lý “”Uống nước nhớ nguồn”, người Việt có tín ngưỡng thờ cúng ơng bà tổ tiên. Mỗi gia đình đề có bàn thờ tại gia với vị trí trang trọng nhất. Người mất được tưởng nhớ trong ngày giỗ, được dâng cúng hương hoa lễ vật.

Ở phạm vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ, đó là Vua Hùng. Nơi thờ phụng ở Phong Châu, Phú Thọ. Ngày giỗ Tổ là ngày 10 tháng 3 Lịch Việt. Ngày 6 tháng 12 năm 2012, Tổ chức văn hóa giáo dục Liên Hiệp Quốc đã ra quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Người Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử, biểu trưng cho 4 tiêu chí tồn vẹn về cuộc sống cộng đồng và cá nhân con người. Đó là Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh. Thánh Tản Viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội; Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm; Thánh Chử Đồng Tử biểu hiện cho ý chí tự lực tự cường, lao động, sáng tạo vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no , sung túc; Mẫu Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống gia đình hạnh phúc của người dân Việt Nam.

Người Việt cịn suy tơn, lập miếu, đền thờ cúng những người có cơng trạng, có tài năng đã góp cơng sức cho việc xây dựng và bảo về đất nước. Khắp nới trên đất nước ta đề có các đền miếu thờ những người có cơng với đất nước. Như: Đền thờ An Dương Vương, Đền thờ Hai Bà Trưng, Đền thờ Phùng Hưng, Đền thờ Trần Hưng Đạo…

Hình 3.1. Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa

Nhiều ngành nghề có tục thờ Tổ nghề. Tổ nghề là một hoặc nhiều người có cơng lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó. Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là làm người sáng lập vì đã có cơng tạo ra nghề, gọi là Tổ nghề (hoặc thánh sư). Tổ nghề chỉ là những con người bình thường, nhưng lại được người đời sau tơn thờ vì đã có cơng sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau. Các vị tổ nghề tiêu biểu như: Phạm Thị Trân là tổ nghề hát chèo, Nguyễn Thị Sen là tổ nghề may áo dài, Nguyễn Minh Không là tổ nghề đúc đồng, Mạc Thị Giai là bà tổ bếp Phương Nam...

Như vậy, những tín ngưỡng dân gian truyền thống là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc Việt nam , là tinh hoa chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử biểu tượng cho sức mạnh liên kết của cộng đồng để gây dựng cuộc sống ấm no, bảo vệ độc lập dân tộc , cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.

2. Phong tục

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)