Tổ chức quốc gia

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 32 - 34)

2.1. Từ Làng đến Nước và việc quản lí xã hội

Người Việt Nam có từ ghép “làng nước”. Và xử sự theo câu tục ngữ: sống ở làng, sang ở nước. Nó cho thấy người Việt xem nước là khơng gian sống cộng đồng có sự gắn bó chặt chẽ và sâu sắc. Đất nước là nguồn cội thiêng liêng, là nơi tổ tiên tạo dựng, bao đời gìn giữ vun đắp. “ Đất là nơi Chim về, Nước là nơi Rồng ở”. Hiếm có dân tộc nào xây dựng một giá trị tinh thần đoàn kết quốc gia với cả một truyền thuyết đẹp về Con Rồng Cháu Tiên, cùng gọi nhau là Đồng bào, cùng có chung một ngày Giỗ Tổ.

Từ khi lập quốc, chống lụt đã là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia, tự sinh tồn của dân tộc. Lịch sử Việt Nam là lịch sử đắp đê. Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, một trong những truyền thuyết sớm nhất, chính là một bài ca chống lụt. Nếu đào kênh, đắp đập là việc của một làng thì việc đắp đê chống lụt là việc của một nước. Trải qua cả ngàn năm, đê sơng Hồng và hệ thống sơng Thái Bình là những cơng trình kì vĩ bảo vệ cuộc sống cho cả triệu người.

Nhiệm vụ thứ hai là ứng phó với mơi trường xã hội, ở cấp độ làng là chống trộm cướp, trong phạm vi quốc gia là chống giặc ngoại xâm. Do vị trí địa lí đặc biệt của mình, Việt Nam cũng là nước khơng may phải liên tục đối phó với nạn ngoại xâm. Truyền thuyết Thánh Gióng là câu chuyện quan trọng thứ hai của thời kì dựng nước.

Hình 2.3. Dâng bánh chưng, bánh dày trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Việc chống ngoại xâm địi hỏi phải có tinh thần đồn kết tồn dân và lịng u nước. Hai điều kiện này là sản phẩm sẵn có của tính cộng đồng và tính tự trị làng xã.

Khởi nguồn từ cuộc sống nơng nghiệp, tính cộng đồng coi mọi người trong làng như anh chị em trong nhà đã chuyển thành ý thức cộng đồng trong phạm vi quốc gia: Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Tính cộng đồng trong phạm vi làng là cơ sở tạo nên tính đồng nhất trong hàng loạt lĩnh vực: đồng tộc, đồng niên, đồng nghiệp, đồng hương… và tất yếu dẫn đến sự đồng nhất trong phạm vi quốc gia: đồng bào (sinh ra từ cùng một bọc trứng). Tinh thần đồn kết tồn dân từ đó mà ra.

Trên phương diện tính tự trị, làng xã và quốc gia của người Việt Nam và các nước có nền văn hóa nơng nghiệp đều mang tính khép kín như nhau, dẫn đến ý thức quốc gia rất mạnh (chính vì vậy mà ở các nước phương Đơng hay nảy sinh những xu hướng quốc gia chủ nghĩa, dân tội chủ nghĩa cực đoan).

Cũng giống như người bỏ làng ra đi bị xem là dân ngụ cư, bị khinh rẻ, người Việt Nam truyền thống có tâm lí xem việc bỏ q hương ra nước ngoài sinh sống là việc bất đắc dĩ, trong lịch sử nhiều khi nó thậm chí được xem là một sự phản bội, một trọng tội. Ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước mãnh liệt từ đó mà ra.

2.2. Nước với truyền thống dân chủ của văn hố nơng nghiệp

Nếu việc tổ chức chặt chẽ quy củ khiến cho nhà nước phong kiến Việt Nam khác biệt với làng xã (và giống nhà nước trung Hoa và phương Tây) thì

truyền thống dân chủ lại làm cho nhà nước phong kiến Việt Nam giống với làng xã (và khác biệt quan trọng so với nhà nước Trung Hoa và phương Tây). Làng ứng xử với nhau theo tình cảm tạo nên truyền thống dân chủ, nước tuy có tổ chức chặt chẽ hơn nhưng trên đại thể vẫn duy trì quyền thống dân chủ ấy.

Đứng đầu nước là vua. Vua Việt Nam khơng q chun chế độc đốn như phương Tây và tạo cho mình một thế uy nghiêm của ơng ”con trời” như ở Trung Hoa mà đi lên từ thủ lĩnh bn làng, coi dân như con cháu mình. Trong tiếng Việt, từ vua và bố xuất phát từ cùng một gốc. Thời Hùng Vương, từ “bô” (với các biến thể pị, pơ, bồ) vừa có nghĩa là cha vừa có nghĩa là thủ lĩnh của dân làng – già làng: Pô Inư Nagar trong tiếng Chàm, Pô t’rinh trong các ngơn ngữ Tây Ngun, Pị chiêng trong tiếng Tày-Thái (mà người Hán phiên âm là Bồ chính)…

Khơng phải ngẫu nhiên mà lãnh tụ khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791) được dân tôn làm Bố cái đại vương (bố cái = cha mẹ). Chữ Nôm của ta ghi chữ “vua” gồm chữ “vương” ở trên để chỉ nghĩa và chữ ”bố” ở dưới chỉ âm. Vua nơng nghiệp gắn bó với đất đai, với truyền thống tư duy văn hóa khu vực. Vì vậy có tục lệ “Vua đi cày” vào đầu mùa vụ để cầu cho mùa màng tốt tươi, dân chúng no đủ.

Trong Ngũ hành, hành Thổ là quan trọng nhất, cho nên vật biểu của hành Thổ là Người – con người ở trung ương cai quản mn lồi. Vua cai quản muôn dân, nên ở Việt Nam và Trung Hoa, vua mặc áo màu vàng, tức là màu của hành thổ, trung ương cho riêng mình.(2)

Truyền thống dân chủ giữa người lãnh đạo với dân chúng duy trì gần như suốt lịch sử. Sử sách Trung Hoa ghi rằng khi người Hán vào Việt Nam, các quan lại địa phương, khơng phân biệt rạch rịi ngôi thứ, cùng nắm tay nhảy múa, hát hò với họ. Sử sách chép nhiều chuyện cảm động về sự quan tâm của các vua thời Lí-Trần đến dân chúng và tù nhân. Việc vua xuất của trong kho ra phát chẩn cho dân mỗi khi đói kém, mất mùa cũng là việc xưa thường thấy.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)