Đạo Phật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 71 - 74)

1. Giao lưu với văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa

1.1.2. Đạo Phật ở Việt Nam

Ấn Độ là một quốc gia có nền văn hố lâu đời và phong phú. Từ xa xưa, Ấn Độ đã nổi tiếng với truyền thuyết, truyện cổ, sử thi, âm nhạc hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển và có giá trị. Tổ chức cộng đồng và Nhà nước, tơn giáo cũng hình thành sớm và có nét đặc trưng bản sắc riêng.

Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ với văn hoá cổ truyền Việt Nam sâu sắc nhất là tơn giáo. Đạo Phật có hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI tr CN.truyền bá sang Việt Nam từ TK I trCN . Trong truyền thuyết Chử Đồng Tử đã có nói đến nhà sư ở Tây Trúc có am thờ và có phép mầu.

Do thâm nhập một cách hịa bình, ngay từ thời Bắc Thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Hơn nữa, những tư tưởng lớn của đạo Phật như "từ bi hỉ xả" vốn lại rất phù hợp với tư tưởng hiếu hòa, nhân ái, yêu thương con người, quý trọng sự sống của tổ tiên ta. Đến thời Lý -Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh. Nhà nho Lê Bá Quát, học trò của Chu Văn An, đã lấy làm khó chịu khi thấy tồn dân theo Phật. Rất nhiều chùa tháp có quy mơ lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời gian này như chùa Phật Tích, chùa Dạm(chùa Đại Lãnh), chùa Diên Hựu(một Cột); chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm...

Đạo Phật có giáo lý gần gũi với tư tưởng truyền thống của người Việt nên được tiếp nhận rộng rãi và có sức sống lâu bền trong đời sống người Việt.

Những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam(1)

Tính tổng hợp, đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trưng

của Phật giáo Việt Nam. Khi vào Việt Nam, Phật gióa đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc và do vậy, đã được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng. Hệ thống chùa "Tứ pháp" thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây-Mưa-Sấm-Chớp và thờ đá. Lối kiến trúc phổ biến của chùa Việt Nam là "tiền Phật hậu Thần" với việc đưa các thần, thánh, các thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa. Hầu như không chùa nào là không để bia hậu, bát nhang cho các linh hồn, vong hồn đã khuất.

Phật giáo Việt Nam lại tổng hợp các tông phái với nhau. Ở Việt Nam không cố tông phái Phật giáo nào thuần khiết. Phật giáo Việt Nam còn tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với Đạo. Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập thế: Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng.

Khuynh hướng thiên về nữ tính, đây là đặc trưng bản chất của văn hóa

nơng nghiệp. Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Ông- Phật Bà. Bồ tát Quán Thế Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt, nghìn tay - vị thần hộ mệnh của cư daankhawps vùng sông nước Đông Nam Á.

Việt Nam có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa bà Đá, chùa Bà Đanh...tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà:

Trẻ vui nhà, già vui chùa là nói cảnh các bà.

Tính linh hoạt, Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật

giáo riêng cho mình: Nàng Man, cơ gái làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.

Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi chùa: thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu(ca dao); đồng nhất cha mẹ, ông bà với Phật.

Cùng với mái đình, ngơi chùa trở thành cơng trình cơng cộng quan trọng thứ hai ở mỗi làng. Người dân đi bất kỳ đâu lỡ độ đường đều có thể ghé chùa xin nghĩ tạm hoặc xin ăn. Thành ngữ cửa chùa có nghĩa là cửa cơng; từ đó mà sinh ra các lối nói: làm chùa(khơng được trả cơng), ăn chùa(khơng trả tiền)...

Những giá trị văn hố tinh thần của Đạo Phật

Đạo Phật có tính vị nhân sinh và nhận thức biện chứng, lý giải nỗi khổ con người là do dục vọng. Cứu khổ bằng diệt dục (Tứ diệu đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế). Tứ diệu đế bao gồm

Khổ đế : chân lý về sự Khổ: Chân lý thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, khơng trọn vẹn. Sinh, lão bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, khơng đạt sở nguyện, đều là khổ.

Tập đế : chân lý về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn và ghét bỏ, tìm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trở thành, thỏa mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi.

Diệt đế: chân lý về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.

Đạo đế: chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh gọi là Bát chính đạo. Khơng thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vơ minh.

Đạo Phật có tinh thần nhân văn cao cả, đề cao lịng nhân ái, đức cứu khổ, cứu nạn, lòng từ bi hỉ xả. Đạo Phật răn dạy những điều tốt thiết thực: làm việc thiện, chan hoà với thiên nhiên, coi vạn vật hữu sinh, vạn vật hữu linh.. Tuy đạo Phật có tính siêu hình và lý tưởng hoá nhưng đã đáp ứng được nhu cầu tâm linh và đi vào cuộc sống người Việt.

Đạo Phật ở Việt Nam có tinh thần nhập thế rất cao. Đạo Phật ở Việt Nam để lại di sản đồ sộ, phong phú về các cơng trình kiến trúc điêu khắc.

Hình 5.5. Kiến trúc chùa

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)