Về ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 79 - 81)

1. Giao lưu với văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa

1.2.3. Về ngôn ngữ

Tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán để lại một bộ phận lớn từ Hán Việt và kho tàng văn học chữ Hán, chữ Nơm.

Trong q trình tiếp xúc với ngơn ngữ Hán, chúng ta đã mượn nhiều từ ngữ tiếng Hán. Mượn theo cách Việt hóa, trước hết là mặt âm đọc, sau đó là mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Cùng với việc vay mượn trọn vẹn những từ ngữ rồi tiến hành Việt hóa về mặt âm đọc nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa, kết cấu...ta đã tiến hành rút gọn, đổi yếu tố, đảo vị trí, tăng giảm ý nghĩa, đổi nghĩa, thay đổi màu ắc tu từ nhiều từ ngữ Hán, đáp ứng những yêu cầu của tiếng Việt trong quá trình thực thi chức năng tư duy, giao tiếp và sáng tạo nghệ thuật ngơn từ. Nhờ có

chữ Nơm, chúng ta đã thấy được một cách khá cụ thể những bước phát triển mạnh mẽ ngôn ngữ dân tộc. Học tập tiếng nói quần chúng, Việt hóa và vận dụng linh hoạt sáng tạo những từ ngữ, điển cố, điển tích trong ngơn ngữ văn học Trung Hoa, đó là đường hướng hết sức rõ nét, có ý nghĩa tích cực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn họa dân tộc qua một tiến trình dài hàng chục thế kỷ.

Trải qua 10 thế kỷ sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong các hoạt động sáng tạo văn hóa tinh thần, tổ tiên ta đã để lại cho con cháu muôn đời sau một kho tàng di sản văn hóa thành văn khá đồ sộ, bao gồm hàng chục ngàn đơn vị bản. Đó là một di sản vơ cùng q báu, khơng phải bất cứ quốc gia nào cũng có được. Dựa trên các văn bản gồm đủ mọi thể loại, bao quát nhiều lĩnh vực văn hóa học thuật, được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng nhiều biện pháp, với những mức độ chân xác hoàn chỉnh khác nhau, chúng ta có điều kiện tìm hiểu một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn cuộc sống tinh thần giàu có và cao đẹp của dân tộc trong những thế kỷ xa xưa của quá khứ lịch sử. Quá khứ - hiện tại - tương lai của một dân tộc gắn bó khăng khít với nhau trong mối quan hệ sinh thành và phát triển rất biện chứng.(4)

1.2.4. Về phong tục tập quán, lễ nghi

Theo dòng thời gian, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, những quy ước của cộng đồng người Việt xưa trong đối nhân xử thế, trong giao tiếp xã hội giữa cá nhân với cộng đồng, với Tổ tiên và thân linh đã trở thành phong tục lễ nghi truyền thống trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam.

Ngày nay, trong xã hội văn minh hiện đại, những phong tục lễ nghi truyền thống vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam trân trọng, gìn giữ và kế thừa. Nó là sợi dây vơ hình gắn kết người Việt Nam ở mọi phương trời, bởi nó phản ánh khát vọng sống chân chính, nét đẹp của địa lý và chiều sâu của tâm hồn người Việt, đã vượt qua mọi khoảng cách về không gian, thời gian trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Có nhiều phong tục người Việt đã có ít nhiều thay đổi với những yếu tố tiếp nhận văn hoá Trung Hoa: cách tổ chức lễ cưới, cách tổ chức lễ tết.

Hình 5.8. Trang trí ngày Tết Hình 5.9. Mâm quả lễ cưới hỏi

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 79 - 81)