3. Tổ chức đô thị
2.3. Phong tục lễ tết và lễ hộ
2.3.1. Lễ tết
Một trong những viên ngọc quý của văn hóa Việt Nam là các ngày lễ tết cổ truyền. Tết cổ truyền dân tộc không chỉ là nét văn hóa mà cịn là vốn văn hóa q giá do ơng cha ta gây dựng bởi nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, có những điều đẹp đẽ, nghĩa tình và thiêng liêng.
Tết Nguyên Đán: Là tết quan trọng nhất của người Việt. Trước hết, đây là lễ (tết) mở đầu một năm mới. Nguyên có nghĩa là đầu tiên; đán nghĩa là sớm. Tết Nguyên đán được hiểu là buổi sớm ngày đầu năm. Và Tết Nguyên đán người ta cũng gọi là “tết cả” – tết lớn nhất, kết thúc một vòng thời gian 4 mùa chu chuyển, chào đón một chu kỳ mới. Tết Nguyên đán với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng, trang trọng là tiễn đưa năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới sức khỏe con người tốt hơn, sinh kế khá hơn, hạnh phúc cá nhân – gia đình bền vững hơn và khởi đầu từ ý thức hệ nông nghiệp, sau dần tỏa rộng trong đời sống con người toàn xã hội, song vẫn mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp.
Vào dịp tết Nguyên đán, mọi người trong gia đình sum họp, xóm làng chung nhau mổ lợn, nấu bánh, họ tộc cúng rước ông bà tổ tiên, người già, trẻ em được mừng tuổi, mọi người đến thăm nhau, chúc tết. Mọi công việc lao động sản xuất tạm ngừng, mọi người được vui chơi giải trí. Trong ngày đầu năm, người ta thường cầu may mắn: hái lộc, xông đất…
Thượng nguyên ( rằm tháng giêng); ;Trung nguyên ( rằm tháng 7);Hạ nguyên (rằm tháng 10) là ba mốc đánh dấu các giai đoạn trong năm. Tết thượng nguyên là tết thi ca; Tết trung nguyên là tết xá tội vong nhân và lễ vu lan báo
hiếu; Tết Trung thu: Tết vui chơi cộng đồng, thời tiết mát mẻ, trăng tròn và sáng. Hội múa lân: con lân là linh vật, ông địa là nhân vật mua vui.
Tết Đoan ngọ: hay còn gọi là tết Đoan dương, Trùng dương ngày 5 tháng 5. Thời tiết nóng nực, nhiều sâu bệnh phát sinh nên cần diệt sâu bọ.
Tết Ơng táo: ngày 23 tháng Chạp, ơng Táo về trời, báo cáo với Thiên đình việc hạ giới. Gia chủ đưa ông táo: sắm sửa mũ áo, sớ, cá chép (ông Táo cưỡi cá chép chầu trời - theo tư duy của cư dân nông nghiệp lúa nước)
Hiện nay, nhiều nơi ăn Tết vẫn còn giữ hủ tục như đánh bạc, rượu bia, cỗ bàn quá nhiều. Việc này không chỉ làm mất giá trị ngày Tết mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự, khiến nhiều gia đình tan gia, bại sản, tai nạn giao thông gia tăng.
Đặc biệt, ngày Tết là dịp để nhiều người thể hiện sự cầu mong thái quá. Họ đi lễ hội chỉ nhằm mục đích tranh giành nhau ấn, lộc để cầu mong may mắn, thăng quan tiến chức, làm ăn phát đạt. Hoặc việc khác mà ai cũng nhìn rõ là người dân đốt vàng mã ngày càng nhiều. Vàng mã bây giờ khơng cịn đơn giản và mang ý nghĩa đốt tượng trưng như trước đây. Người ta làm vàng mã đủ thể loại nhà lầu, xe hơi, tiền đô... để đốt. Đây cũng là cơ hội để thầy bói, thầy cúng... hành nghề lan truyền sự mê tín trong cộng đồng.
2.3.2. Lễ Hội
Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Với người Việt, đi hội là để giải quyết nhu cầu tâm linh, giải tỏa áp lực một năm lao động vất vả. Lễ hội đáp ứng cho họ nhu cầu giáo dục lịch sử qua các nhân vật được thờ phụng, cố kết cộng đồng và giải trí… Ấy là chưa kể rất nhiều giá trị nghệ thuật được bảo tồn trong các lễ hội truyền thống này…
Sự cởi mở, mến khách và chân thành của con người cùng với các giá trị dân tộc thể hiện từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền núi, từ đồng bằng đến ven biển, hải đảo… khiến lễ hội dân gian Việt Nam trở thành một sản phẩm văn hóa thu hút khách du lịch bốn phương. Người đi hội không chỉ được đắm mình
trong khơng khí văn hóa truyền thống, mà cịn được thưởng ngoạn thiên nhiên đa dạng của ba miền...
Có thể phân chia Lễ hội dân gian Việt Nam với 3 nhóm chính:
- Nhóm có quan hệ với môi trường tự nhiên: cầu mưa, xuống đồng, đua ghe, cơm mới…
- Nhóm có quan hệ với mơi trường xã hội: Hội Đền Hùng, Hội Gióng, Hội đền An Dương Vương, hội Đống Đa…
- Nhóm có quan hệ với cuộc sống cộng đồng: hội chùa Hương, hội chùa Thầy, hội Phủ Giày, hội Núi Bà Đen…
Hình 3.2. Rước kiệu trong Lễ hội Đền Thánh Gióng
Trong Lễ hội thường phần lễ là các nghi thức cầu cúng, tưởng niệm như lễ rước kiệu, lễ dâng hương, diễn tích tuồng tái hiện nhân vật lịch sử… Phần hội có trị chơi và trò diễn dân gian như hát đối đáp, đánh đu, cờ người, chơi cọi gà, bắt vịt, thổi cơm thi, kéo co, đấu vật.
Các Lễ hội dân gian thoả mãn nhu cầu của cộng đồng: nhu cầu tâm linh, nhu cầu học tập, giao tiếp cộng đồng, vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật…