1. Giao lưu với văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa
1.2. Văn hoá cổ truyền Việt Nam qua giao lưu tiếp xúc văn hoá Trung Hoa
1.2.1. Về tư tưởng
Yếu tố văn hoá Trung hoa ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài nhất là tư tưởng Nho giáo. Tinh thần cơ bản của Nho giáo là các qui tắc tổ chức quan hệ. Gồm: vua - tơi, ở cấp gia đình là phu - phụ, phụ - tử, huynh - đệ. Các giá trị tinh thần chuẩn mực đạo đức là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Hiếu, Hạnh, Khiêm.
Để tổ chức xã hội, điều cốt lõi là đào tạo cho được những người cai trị kiểu mẫu- người Quân Tử. Để trở thành người quân tử, trước hết phải Tu Thân. Có ba tiêu chuẩn chính(Đạo, Đức, biết thi- thư- lễ - nhạc).
Đạt "Đạo". Đạo là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết cách cư xử trong cuộc sống. Có 5 đạo: vua tơi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn(quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Năm đạo đó gọi là ngũ luân(thứ bậc, cư xử). Trong xã hội, cách ứng xử hợp lý hơn là trung dung(dung hòa ở giữa).
Đạt "Đức". Người quân tử, theo Khổng Tử, nếu có ba điều nhân - trí - dũng thì gọi là đạt đức. Về sau, Mạnh Tử bỏ "dũng" mà thay bằng "lễ, nghĩa"
thành 4 đức: nhân, lễ, nghĩa, trí. Đến đời Hán thêm Tín thành 5 đức gọi là ngũ thường.
Biết thi - thư - lễ- nhạc: Khổng Tử nói rằng con người "hưng khởi trong
lòng nhờ học Thi, lập thân được là nhờ biết Lễ, thành cơng được là nhờ cóa nhạc"(Luận ngữ). Nói cách khác, ơng địi hỏi người cai trị không thể là dân võ biền, mà phải có một vốn văn hóa tồn diện.(4)
Tu thân rồi, bổn phận của người quân tử là Hành động, phải tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị là hai phương châm: Nhân trị và Chính danh. Xét về ngọn nguồn, có thể thấy Nho giáo chính là sự tổng hợp của hai truyền thống - văn hóa gốc du mục phương Bắc và văn hóa nơng nghiệp phương Nam.
Hán Nho đã được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ra sức truyền bá từ đầu CN. Tuy nhiên, vì đây là thứ văn hóa do kẻ xâm lược áp đặp cho nên, suốt cả giai đoạn chống Bắc Thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Đến năm 1070, với sự kiện Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Cơng, Khổng Tử, mới có thể xem là Nho giáo được tiếp nhận chính thức. Chính vì vậy mà Nho giáo ở Việt Nam chủ yếu là Tống Nho chứ không phải Hán Nho, Đường Nho hay Minh Nho, Thanh Nho.
Đời Trần, có Chu Văn An đào tạo được khá đơng học trị. Các nhà nho những lớp đầu tiên này ra sức bài xích Phật giáo để khẳng định chỗ đứng của mình. Tuy nhiên, cho đến gần cuối đời Trần, Nho giáo vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi.
Trong cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh(1418- 1408),các nhà nha Việt Nam tập hợp dưới cở lê Lợi đã có những đóng góp to lớn. Sự lớn mạnh của Nho giáo Việt Nam(điều kiện chủ quan) cùng với nhu cầu cải cách quản lý đất nước(điều kiện khách quan) đã dẫn đến việc triều Lê đưa Nho giáo thành quốc giáo: sự phát triển của Nho giáo chuyển sang giai đoạn mới- giai đoạn Nho
giáo độc tơn. Từ đó, Nho giáo thịnh suy theo bước thăng trầm của triều đình.
Thời Lê sơ thì Nho giáo thịnh, chí sĩ đua nhau đi thi để ra làm việc nước. Thời Lê mạt thì Nho giáo suy, nhiều nhà nho xuất sắc(Nguyễn Bỉnh Khiêm) lui về ở ẩn. Nhà Nguyễn lên cầm quyền, địa vị Nho giáo một lần nữa được khẳng định để rồi mất hẳn khi phải đối mặt với sự tấn cơng của văn hóa phương Tây.(4)
Nét độc đáo của văn hóa Việt Nam là khi tiếp thu cái ngoại lai, nó tiếp nhận từng yếu tố riêng lẻ và Việt Nam hóa để rồi cấu tạo lại theo cách của mình. Nho giáo Việt Nam là một hệ thống như thế. Có nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị biến đổi cho phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Chữ nghĩa có thể vẫn thế, nhưng cách hiểu đã khác nhiều.
Để duy trì sự ổn định, làng xã Việt Nam đã tạo nên sự lệ thuộc của cá nhân vào tập thể cộng đồng bằng cách phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư, cộng đồng hóa lĩnh vực hơn nhân, sử dụng hữu hiệu bộ máy dư luận. Tương tự, muốn duy trì sự ổn định của quốc gia, nhà nước Nho giáo đã tạo ra sự phụ thuộc của bộ máy quan lại vào nhà cầm quyền bằng hai biện pháp: Biện pháp kinh tế và biện pháp tinh thần.(4)
Yếu tố quan trọng thứ hai là việc trọng tình người. Vì trọng tình vốn là truyền thống lâu đời của văn hóa phương Nam, cho nên khi tiếp nhận Nho giáo, nguwoif Việt Nam đã tâm đắc với chữ "nhân" hơn cả. Nhân là lịng thương người: Bán mình là hiếu, cứu người là nhân(Truyện Kiều). "Nhân" gắn liền với "nghĩa": Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân(Nguyễn Trãi).Đối với người bình dân, "nhân" đồng nghĩa với "tình". Các từ nhân tình, nhân ngãi(biến âm của nhân nghĩa).
Thứ ba là tư tưởng" trung quân". Nho giáo Trung Hoa rất coi trọng tư tưởng "trung qn", cịn tư tưởng u nước thì khơng được đề cập đến(đó là đặc điểm văn hóa gốc du mục:đề cao vai trò cá nhân của thủ lĩnh và coi nhẹ quốc gia): quan lại Trung Hoa và võ sị Nhật Bản đều coi trọng việc trung thành với "minh quân, "minh chúa", "Thiên Hịang" làm trọng, sẵn sàng xả thân vì họ. Trong khi đó thì ở Việt Nam, tiếp thu tư tưởng trung quân Nho giáo trên cơ sở
tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn có, khiến cho cái trung đó bị biến
đổi và gắn liền với ái quốc. Khi xuất hiện mâu thuẫn giữa vua với đất nước, dân tộc thì đất nước, dân tộc là cái quyết định.
Thứ tư là xu hướng trọng văn. Chính vì chịu ảnh hưởng văn hóa nơng nghiệp phương Nam nên Nho giáo nguyên thủy rất coi trọng văn, trọng kẻ sĩ. Tuy nhiên, Trung Hoa có trọng thì quan văn cũng chỉ ngang hàng với quan võ. Ở Việt Nam, văn được coi trọng hơn hẳn võ. Tuy luôn phải đối phó với chiến tranh, nhưng người Việt ít quan tâm đến kỳ thi võ mà chỉ ham học chữ, thi văn:
Thứ năm là thái độ đối với nghề bn. Nho giáo Trung Hoa khuyến khích làm giàu nếu nó khơng trái với lễ "Phú q mà có thể cầu được thì dù làm kẻ cầm roi đánh xe hầu người, ta cũng làm"(Luận ngữ). Làm giàu không chỉ nên mà cịn trách nhiệm của người cai trị. Chính vì vậy mà ở Trung Hoa, Nho giáo khơng cản trở nghề bn phát triển. Cịn ở Việt Nam, với văn hóa nơng nghiệp đậm nét, với tính cộng đồng và tính tự trị, lại có truyền thống khinh rẻ nghề bn. Nó đx bám rễ vào suy nghĩ và tình cảm mỗi người, khiến cho nghề bn trong lịch sử Việt Nam khơng thể phát triển được; nó cịn dduwwocj khái qt hóa thành quan niệm mang tính chất chính thống: dĩ nơng vi bản, dĩ thương vi
mạt và đường lối trọng nông ức thương. Truyền thống này khiến cho Việt Nam
nơng nghiệp đã âm tính lại càng duy trì được sự ổn định lâu dài, tránh mọi nguy cơ đồng hóa.
Sở dĩ Nho giáo được Việt Nam cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống của mình, rồi cấu trúc lại một cách tài tình như thế là vì Nho giáo giữa Trung Hoa và văn hóa Việt Nam vốn có những nét tương đồng.
Tư tưởng lễ của Nho giáo có tính hai mặt:
Về ý nghĩa tích cực, tư tưởng lễ đã đạt tới mức độ sâu sắc, trở thành thước đo, đánh giá phẩm hạnh con người. Sự giáo dục con người theo lễ đã tạo thành một dư luận xã hội rộng lớn, biết quý trọng người có lễ và khinh ghét người vơ lễ. Lễ không dừng lại ở lý thuyết, ở những lời giáo huấn mà đã đi vào lương tâm của con người. Từ lương tâm đã dẫn đến hành động đến mức trong các triều đại phong kiến xưa, nhiều người thà chết chứ không bỏ lễ: chết đói là việc nhỏ, nhưng thất tiết mới là việc lớn (Chu Hy). Nhờ tin và làm theo lễ mà các xã hội theo Nho giáo đã giữ được n ổn trong gia đình và trật tự ngồi xã hội trong khuôn khổ của chế độ phong kiến. Lễ trở thành điều kiện bậc nhất trong việc quản lý đất nước và gia đình. Yếu tố hợp lý này chúng ta có thể học tập.
Về mặt hạn chế, lễ là sợi dây ràng buộc con người làm cho suy nghĩ và hành động của con người trở nên cứng nhắc theo một khn phép cũ; lễ đã kìm hãm sự phát triển của xã hội, làm cho xã hội trì trệ. Điều này nói lên rằng, tư tưởng Nho giáo mang tính bảo thủ, tiêu cực, phản lịch sử. Khổng Tử đã từng nói: “ Ta theo lễ của nhà Chu vì lễ đó rực rỡ lắm thay” và ơng ln mong xã hội lúc đó quay về thời đại Nghiêu, Thuấn. Khách quan mà đánh giá, thì hạn chế trên của Nho giáo có ngun nhân từ thực tế lịch sử. Bởi vì, Khổng Tử sống
trong thời đại xã hội loạn lạc, người ta tranh giành nhau, chém giết nhau không từ một thủ đoạn tàn ác nào để tranh bá, tranh vương, để có bổng lộc chức tước. Ơng hồi cổ, muốn quay ngược bánh xe lịch sử cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chính mặt hạn chế này của Nho giáo đã để lại tàn dư cho đến tận ngày nay, nó trở thành phong tục, lối sống, nó thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của khơng ít người ở các nước phương Đơng, nơi tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Việc coi trọng lễ và cách giáo dục con người theo lễ một cách cứng nhắc, bảo thủ là cơ sở cho tư tưởng tôn ti, tư tưởng bè phái, cục bộ, đề cao địa vị, coi thường lớp trẻ, trọng nam khinh nữ… hiện nay vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của khơng ít người. Những tư tưởng trên phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội phong kiến phụ quyền gia trưởng: Đứng đầu gia đình là người cha, người chồng gọi là gia trưởng, đứng đầu dòng họ là trưởng họ, đại diện cho cả làng là ông lý, cả tổng là ông chánh, hệ thống quan lại là cha mẹ dân và cao nhất là vua (thiên tử - gia trưởng của gia đình lớn – quốc gia, nước). Vì vậy, mọi người có nghĩa vụ theo và lệ thuộc vào “gia trưởng”.
1.2.2. Về nghệ thuật và thẩm mĩ
Biểu hiện của cái đẹp trong mỹ thuật là sự hịa điệu giữa nội dung và hình thức trang trí:
+ Về nội dung: nghệ thuật trang trí phản ánh về các hiện tượng cuộc sống. + Về hình thức: người Việt đã sử dụng bố cục hợp lý, tính nhịp điệu, hài hịa trong bố cục hoa văn, tính cân xứng nghiêm túc của các kết cấu hoa văn,… để thể hiện các hiện tượng của cuộc sống.
Nghệ thuật trang trí cho thấy cái đẹp được thể hiện trong tư duy trừu tượng, công phu, tỷ mỷ nhờ đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân.
Cái đẹp thể hiện trong âm nhạc và múa chính là sự hịa điệu giữa tâm hồn con người với âm thanh, nhạc cụ; giữa các nhạc cụ với nhau để tạo nên bản giao hưởng của đất trời. Nghệ thuật múa thể hiện sâu sắc nét đẹp của hình thể, tư duy con người. Ở âm nhạc và múa hiện lên khơng khí vui tươi, u đời làm đẹp thêm cho cuộc đời.
Cái đẹp thể hiện trong điêu khắc, ta thấy hiện lên một cuộc sống thẩm mỹ với những sắc màu tâm trạng, tình cảm khác nhau. Bên cạnh vẻ đẹp của con
người thì vẻ đẹp của tự nhiên cũng được tập trung diễn tả. Cái đẹp thể hiện trong kiến trúc đều có nét đẹp trong cấu trúc đối xứng, cân đối, phù hợp, hài hòa.
Những quan niệm về màu sắc: ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành, màu đỏ là màu hạnh phúc, may mắn. Màu vàng là màu thịnh vượng (ứng với hành thổ). Cái đẹp là cái cân xứng, cân đối .
Hình 5.6. Kiến trúc cân xứng Hình 5.7. Màu sắc ngũ hành