Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngơn từ

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 47 - 50)

3.1. Các đặc trưng văn hoá giao tiếp của người Việt

Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng. Nguyên nhân này khiến cho văn hóa giao tiếp của người Việt Nam rất coi trọng đến việc giao tiếp, và được thể hiện ở 2 điểm: thích thăm viếng và hiếu khách. Việc khách đến nhà thăm là hành động biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, của xóm làng, nhằm giúp thắt chặt thêm mối quan hệ. Chủ nhà có tính hiếu

khách: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, khơng bằng đói bữa”. Khi có khách đến nhà, cho dù là người thân quen hay xa lạ, thì chủ nhà ln tiếp đãi khách một bữa thịnh soạn cho dù gia cảnh lúc đó có khó khăn, tính hiếu khách càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn về những vùng nơi hẻo lánh, hay miền rừng núi xa xôi.

Trong giao tiếp, người Việt coi trọng tế nhị. Cũng chính vì sự tế nhị nên người Việt Nam là ln chọn cách nói rào trước đón sau, nói giảm, nói tránh khi trình bày hay giải thích một vấn đề khó nói nào đó, nhằm làm hạn chế va chạm hoặc cảm nhận bị xúc phạm. Lối giao tiếp có văn hóa, ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình, lối sống tư duy trong các mối quan hệ. Chính sự tế nhị trong giao tiếp đã tạo nên sự đắn đo cân nhắc khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hịa thuận khơng mất lịng. Và nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam.

Tính cộng đồng cịn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự. “ Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng”.

Chính vì q coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện. “Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi; Đem chuông đi đấm nước người, không kêu cũng đánh ba hồi lấy danh”; Ở làng quê, thói sỹ diện thể hiện trầm trọng qua tục lệ ngôi thứ nơi đình trung và tục chia phần. “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dư luận như một thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã.

Người Việt Nam có thể quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá tuổi tác, địa vị, quan hệ xã hội của đối tượng giao tiếp.Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố mẹ cịn hay mất, đã có vợ/ chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này khiến cho người nước ngồi có nhận xét là người Việt Nam hay tị mị. Đặc tính này – dù gọi bằng tên gì đi nữa – chẳng qua cũng chỉ là một sản phẩm của tính cộng đồng làng xã mà ra.

Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hồn cảnh. Mặt khác, do lối

sống trọng tình cảm, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hơ riêng, nên nếu khơng có đủ thơng tin thì khơng thể lựa chọn từ xưng hơ cho thích hợp được. Biết tính cách, biết người để lựa chọn từ xưng hơ cho phù hợp.

3.2. Nghệ thuật ngơn từ

Sản phẩm ngơn từ tiếng Việt có tính hài hồ, cân đối. Tục ngữ, thành ngữ thường rất ngắn gọn nhưng có sự phối thanh hiệp vần. Hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tục ngữ là cấu trúc đối xứng. Câu đối xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu, có quan hệ lôgíc chặt chẽ với nhau. Giữa các vế có sự cân bằng (đôi khi chỉ là cân bằng tương đối) về số lượng từ và sự đối ứng về từ loại, từ nghĩa …của những từ đồng vị.

Muốn giải thích đúng, sâu nghĩa và ý của câu tục ngữ, trước hết cần nắm chắc cấu trúc đối xứng của nó.

Các thể thơ truyền thống của Việt Nam như lục bát, song thất lục bát có sự phối thanh bằng trắc hài hồ. Trong mỗi câu đều có sự ln phiên bằng trắc.

Hỡi cơ tát nước bên đàng B T B Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi B T B B

Lời nói tiếng Việt có tính biểu cảm. người Việt ưa thích dùng cách thể hiện hình ảnh, gợi tả để biểu đạt tâm tư tình cảm. Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hịa, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu

xanh trung tính, có nhiều sắc thái khác nhau :xanh rì, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè… Bên cạnh màu đỏ trung tính có đỏ rực, đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe… Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến

trong tiếng Việt để cụ thể hóa hành động trạng thái của sự vật. Giọng nói có những sắc thái oang oang, ồm ồm, the thé, lí nhí, lắp bắp, thủ thỉ… Dáng đi có những hình ảnh lom khom, tập tễnh, ngật ngưỡng, thất thểu…

- Trong lời nói tiếng Việt thường gặp các lối nói ước lệ tượng trưng: dùng

dùng các sự vật hiện tượng cụ thể, điển hình để nói hiện tượng khái qt “mẹ trịn con vng”, “ tre già măng mọc”…

- Người Việt ưa thích cách nói linh hoạt. Nghi thức trong cách nói lịch sự rất phong phú. Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam khơng có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau.Văn hóa nơng nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội, theo tình huống cụ thể và có sắc thái tình cảm. Trong khi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…Tổ chức ngữ pháp tiếng Việt linh hoạt: có thể rút gọn câu tuỳ hồn cảnh nói, có thể biến đổi đảo trật tự các vế trong câu…

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)