3. Tổ chức đô thị
2.1. Phong tục hôn nhân
Trong xã hội Việt Nam trước đây, nghề nông nghiệp là chủ yếu nên cần nhiều nhân lực. Ông bà xưa rất quan tâm đến năng lực sinh sản, duy trì nịi giống của người phụ nữ. Người ta thường chúc đơi trai gái mới cưới có Con đàn cháu đống; việc chọn dâu cũng theo tiêu chí: Đàn bà thắt đáy lưng ong/ Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con; hoặc Mua heo chọn nái/ lấy gái chọn dịng…
Ngồi ra, đối tượng được dựng vợ gả chồng còn phải có trách nhiệm mang lại các lợi ích cho gia đình. Con rể phải mang về vẻ vang, hãnh diện cho gia đình vợ, và ngược lại con dâu phải đảm đang, quán xuyến cho gia đình chồng: Chồng sang vợ được đi hài/ Vợ ngoan chồng được tối ngày cậy trông.
Việc kết hôn là việc trọng đại của đời người nên các nghi thức kết hôn cũng trải qua nhiều bước. Mục đích là để đơi trai gái và gia đình đơi bên cân nhắc kỹ quyết định, thử thách để hôn nhân được bền chặt. Các bước nghi lễ trong hôn nhân của người Việt ở mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng về cơ bản có các bước sau: Dạm ngõ, Ăn hỏi, Đám cưới. Đám cưới là nghi thức quan trọng nhất cơng nhận đơi trẻ chính thức thành vợ chồng. Đám cưới có các nghi lễ: Nạp lễ, Đón dâu, Lại mặt. Đám cưới thường được tổ chức trang trọng, có nhiều khách mời là bà con họ tộc, bạn bè, xóm làng.
Trong phong tục hôn nhân của người Việt, trải qua hàng ngàn năm vẫn ln có sự hiện diện của trầu cau - một biểu tượng văn hóa đặc biệt của dân tộc ta, thể hiện của sự mặn nồng trong các lễ cưới. Hình ảnh cây cau vươn cao là biểu tượng của trời, vôi lấy từ đá là biểu tượng của đất, dây trầu quấn quýt lên thân cây tạo nên sự hòa hợp, trở thành biểu tượng của tình u đơi lứa.(2)
Trong hơn nhân truyền thống của người Viêt có nhiều nét đẹp cần gìn giữ nhưng cũng có nhiều quan niệm, tập tục khơng cịn phụ hợp. Vai trò của người
chồng, người cha được coi trọng (thể hiện ở chế độ phụ hệ: con theo họ cha). Người đàn ơng thường có ý thức gia trưởng gây nên bất bình đẳng trong gia đình. Đây là một phong tục lạc hậu cần đấu tranh để xóa bỏ. Việc tổ chức đám cưới với tiệc tùng xa xỉ gây lãng phí và phiền hà. Một số nơi vẫn cịn nạn tảo hơn và kết hơn cận huyết.
Ngày nay, Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hơn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hơn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hơn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.