4. Nghệ thuật thanh sắc và hình khố
4.4. Tính linh hoạt
Sân khấu truyền thống khơng địi hỏi diễn viên tn thủ một cách chặt chẽ bài bản của tích diễn. Mang trong dạ cái thần, cái ý chính của vở, người nghệ nhân tuỳ trường hợp có thể biến báo cho thích hợp. Tới nơi thích nghe hát thì nghệ nhân cho thêm làn điệu này, câu hát nọ, tới nơi thích hài thì vai hề cài thêm những câu ngồi tích phù hợp với tình hình địa phương, nơi thiên về khoa cử thì diễn viên đưa thêm vào những câu lắm chữ nghĩa… Chính sự linh hoạt này là lí do cắt nghĩa tai sao một bản nhạc, một tích tuồng chèo của ta thường có nhiều dị bản.
Tính linh hoạt cịn thể hiện ở chỗ sân khấu truyền thống có sự giao lưu rất mật thiết với người xem. Sàn diễn thường là sân đình, bốn manh chíếu trải ngay trước cửa chính. Khác với sân khấu phương Tây muốn tạo nên ảo giác rằng cảnh trên sàn diễn là cảnh thực nên phải đẩy người xem ngồi ra xa; còn sân khấu biểu trưng Việt Nam công khai coi mọi thứ trên sàn diễn đều là ước lệ nên để cho người xem ngồi vây kín ba mặt, sát tận mép chiếu. Người xem có thể tham gia bình phẩm khen chê và chen đế vào những câu ngẫu hứng, người diễn phải đối đáp linh hoạt phù hợp với tiếng đế.
Trong các loại nhạc cụ dân tộc, đàn bầu được xem là loại nhạc cụ độc đáo thể hiện tính linh hoạt rõ nét nhất . Với kỹ thuật uốn cần đàn, làm chùng dây đàn của nghệ nhân, nghệ sĩ chơi đàn, đàn bầu có thể phát ra nhiều cao độ khác nhau, tạo nên các âm thanh với âm sắc trong trẻo, quyến rũ. Thậm chí, chỉ một lần gẩy đàn, đàn bầu có thể phát ra một âmvới nhiều sắc độ luyến láy. Tuy cấu tạo đơn giản nhưng hình dáng đẹp, cùng kỹ thuật gảy âm sắc quyến rũ, đàn bầu xứng đáng trở thành một trong những cây đàn đặc sắc đại diện cho tâm hồn, bản sắc văn hố Việt Nam.