4. Nghệ thuật thanh sắc và hình khố
1.1. Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong bữa ăn của người Việt Nam
Việt Nam
1.1.1. Quan niệm về ăn uống
Ăn uống có vai trị và vị trí hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Chính vì vậy người xưa có nói: “Dân dĩ thực vi tiên.” Mặc dù, người xưa rõ biết, khơng ăn uống thì khơng thể tồn tại, có thực mới vực được đạo, nhưng
khơng vì thế mà tổ tiên ta đã tuyệt đối hóa ăn uống, coi ăn uống là trên hết, là mục đích duy nhất của cuộc sống này.
Giá trị vật chất mà ăn uống đem lại thì ai cũng có thể nhận thấy. Ăn uống là cách cung cấp năng lượng cho cơ thể mà chúng ta đã làm hao tổn do lao động. Do sống gắn liền với lao động nên con người rất quan tâm đến chất lượng của ăn uống. Khi đời sống người dân cịn thấp thì việc “ăn lấy no” được mọi người quan tâm hàng đầu, chưa ai nghĩ đến nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” vì điều kiện thực tế chưa cho phép. Lúc mà con người làm việc “đầu tắt mặt tối”, “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”, “ăn bữa sáng, lo bữa tối”, “bụng đói cật rét”, “mặt xanh nanh vàng”… thì họ chỉ có thể mong muốn được “ăn no mặc ấm”, hay “có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít”, cốt để sống. Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, con người không chỉ mong được “ăn no mặc ấm” mà chuyển sang “ăn ngon mặc đẹp”. Ăn uống giờ đây không chỉ mang giá trị vật chất mà cịn mang giá trị tinh thần. Món ăn trong gia đình khơng những phải đủ chất mà cịn phải hợp khẩu vị của mọi thành viên, phải nhìn “ngon mắt” nữa. Điều này thể hiện ở hình thức trang trí màu sắc, kiểu dáng của món ăn và ý nghĩa của sự trang trí đó.
1.1.2. Dấu ấn nơng nghiệp trong bữa ăn của người Việt
Bữa ăn của người Việt Nam mang đậm dấu ấn của truyền thống nông nghiệp lúa nước. Đó là cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật. Lấy thức ăn thực vật làm chính (cơm, rau đậu…). Lúa gạo được xem là cái quí nhất, mọi giá trị đều qui ra thóc gạo (lương, học phí…). Các món ăn chính trong bữa cơm là rau : ăn cơm
khơng rau như đánh nhau khơng có người gỡ; đói ăn rau, đau uống thuốc… Rau
muống, cà muối là các món ăn thân thuộc của người Việt (Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương…). Các loại gia vị: hành, gừng, ớt, tỏi, riềng, hồ tiêu…là những thứ không thể thiếu được trong bữa ăn của người Việt Nam.
Các loại thuỷ sản: tôm,Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng hàng đầu thức ăn động vật của người Việt Nam là các loại thủy sản (cua, cá, ốc, hến…) sản phẩm của vùng sông nước dễ kiếm. Từ các loại thủy sản, người Việt Nam đã chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại. Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt Nam.
Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu của bữa ăn người Việt Nam là thịt. Thịt gia súc, gia cầm ít được dùng trong bữa ăn hằng ngày. Trước đây, chỉ trong những dịp cúng giỗ, lễ tết người Việt mới dùng đến thịt. Các sản phẩm sữa chỉ mới xuất hiện sau này.
Đồ uống truyền thống của người Việt thì có trầu cau, nước chè, nước vối, rượu gạo…Tục ăn trầu cau tiềm ẩn triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất khác nhau: cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương); vôi chất đá là biểu tượng của đất (âm); dây trầu mọc từ đất, quấn quýt lấy thân cây, biểu tượng cho sự trung gian hòa hợp. Sự tổng hợp biện chứng của âm dương, tam tài ấy tạo nên một kết hợp hết sức hài hòa. Miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau, cái cay của lá trầu, cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ... tất cả tạo nên một chất khích thích, làm cho thơm miệng, đỏ môi và khuôn mặt bừng bừng như say rượu. Ăn trầu có nhai mà khơng nuốt, nó mang tính cách linh hoạt hiếm thấy- khơng phải ăn, không phải uống, cũng không phải hút. Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng đã trở thành một tập quán trong sinh hoạt giao tiếp, lễ nghi, ăn uống của người Việt xưa.(2)
Truyền thuyết "Bánh chưng bánh dày" cho chúng ta biết sự phong phú của lương thực thực phẩm và một nét văn hóa ẩm thực của người đương thời. Các loại rau, đậu, quả, các loại gia vị như gừng, tỏi, riềng, hành, hẹ, rau thơm đã góp phần làm cho các món ăn thêm hương sắc. Rượu đã được chưng cất và chắc hẳn không thiếu vắng trong các buổi lễ, tết.