Tín ngưỡng phồn thực

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 39 - 41)

3. Tổ chức đô thị

1.1. Tín ngưỡng phồn thực

Trong kho tàng Văn hóa dân gian, tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa thiêng liêng. Phồn nghĩa là nhiều, thực là biểu hiện cho sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật. Quan niệm về tín ngưỡng phồn thực vốn có mối gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng nơng nghiệp, với ước vọng cầu được mưa thuận gió hịa, cơm no áo ấm từ ngàn đời của cư dân.

Với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, các biểu tượng âm - dương, đất - trời, nắng - mưa là những nhân tố chính tạo nên sự sinh sơi nảy nở của vạn vật, tất cả quyện hịa giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển. Trong mọi thời đại, con người vẫn có ước nguyện được tìm hiểu, nắm bắt mọi điều về thế giới xung quanh. Thực tiễn đó đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng đa dạng và

phong phú, trong đó có tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thể hiện niềm tin của con người trong nguyện cầu được sinh sơi nảy nở, phát triển giống nịi, ước mong được sản xuất phồn thịnh, mùa màng được bội thu. Nhân gian xưa còn quan niệm qua trực giác, năng lượng thiêng liêng được tích tụ trong thiên nhiên hay trong bản thân mỗi người có khả năng chuyển sang vật ni và cây trồng. Bởi vậy, tín ngưỡng phồn thực với nhiều nghi thức thờ cúng trong dân gian ngày càng phát triển.

Tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, được thể hiện ở hai dạng: thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao phối. Vật thờ là một cặp sinh thực khí: một sinh thực khí nam tượng trưng cho dương; một sinh thực khí nữ tượng trưng cho âm. Vật thờ thường thấy: Đế vng ở dưới - Sinh thực khí nữ; Trụ cao trịn, ở trên -Sinh thực khí nam.

Hội làng Đồng Kị (Bắc Ninh) có tục rước sinh thực khí bằng gỗ, tan hội chúng được đốt và rải than tro ra đồng ruộng. Hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng. ở Phú Thọ vào dịp hội làng cũng rước 18 bộ sinh thực khí.

Việc thờ sinh thực khí cịn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra, có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang động, các kẽ nứt trên đá). Ví dụ như ở Hịn Đỏ, thuộc xã Ninh Phước, là một đảo nhỏ nằm ở ngồi khơi thị xã Ninh Hịa, tỉnh Khánh Hịa có một cái hang nhỏ bên trong thờ một hịn đá có khe nứt. Ngư dân thường đến cầu cúng ở đây để cầu mong Bà Lường cho biển no, được kéo lưới trúng luồng cá.

Tín ngưỡng phồn thực cịn được thể hiện ở việc thờ cúng, tổ chức các trò chơi, trị diễn mơ phỏng hành vi giao phối. Ở hội làng Quang Lang (xã Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình) có trị múa ơng Đùng – bà Đà, một trong nhiều trị diễn thể hiện rõ tính phồn thực. Dân làng làm một hình nộm đàn ơng gọi là ơng Đùng và một hình nộm người đàn bà gọi là bà Đà.Trị múa này thường diễn ra vào xẩm tối ngày 14 tháng 4. Sau khi vái lạy Thánh ở đền và ở chùa xong, chiêng trống nổi lên, thì ơng Đùng bà Đà úp mặt vào nhau và bắt đầu múa dọc khắp đường làng. Ở Tây Ngun, tượng nhà mồ thường mơ tả hình ảnh nam, nữ ơm nhau, phụ nữ mang thai, đứa trẻ. Tín ngưỡng này xuất phát từ quan niệm: vạn vật được sinh ra từ việc giao phối.Nó khơng phải là hiện tượng dâm tục mà

là ước vọng vận vật sinh sôi, đông con nhiều cháu, cơm no áo ấm của cư dân nơng nghiệp.(1)

Tín ngưỡng phồn thực cịn được thể hiện ở các biểu tượng no đủ như thờ ông Địa là người to khoẻ với cái bụng béo, tay cầm thoi vàng; trưng bình, hũ đựng ở những nơi được coi là huyệt tụ tài.

Tín ngưỡng phồn thực thuở nguyên sơ vốn là một quan niệm gắn bó rất chặt chẽ với quan niệm tín ngưỡng nơng nghiệp, là tín ngưỡng cơ bản nhất của cư dân trồng trọt, nó rất phong phú và đã ảnh hưởng sâu đậm tới sinh hoạt xã hội ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)