GỢI Ý ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 98 - 106)

4. Một số chính sách bảo tồn văn hóa

GỢI Ý ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

CHƯƠNG 1.

Câu hỏi 1. Vai trị của văn hóa trong đời sống.

Vai trò của văn hóa trong đời sống .

- Là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người

- Là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra các giá trị, sản phẩm làm giàu đẹp cuộc sống

- Là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh - Là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước

- Khi chưa nhận thức rõ văn hóa là một trong những nền tảng cốt lõi, cơ bản, mang tính bản chất của sự phát triển của cả kinh tế, chính trị và xã hội, thì trên thực tế chưa xác định đúng vị trí và vai trị của Văn hóa. Và khi đó, văn hóa chưa thể đóng vai trị là sức mạnh nội sinh của sự phát triển.

Câu hỏi 2. Tiến trình hình thành và phát triển văn hố Việt Nam có mấy

giai đoạn? Đặc điểm và thành tựu văn hố của từng giai đoạn?

Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: Văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang- Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại.

Giai đoạn Văn hóa Văn Lang- Âu Lạc: Quốc gia đầu tiên ra đời gọi là Văn Lang, có lẻ để hạn chế dòng người du mục phương bắc đi xuống. Sau khi An Dương Vương đổi tên là Âu Lạc. Thành tựu lớn nhất của cư dân Nam- Á là sự hình thành nghề nơng nghiệp lúa nước.

Giai đoạn văn hóa thời chống bắc thuộc: Khởi đầu từ trước công nguyên cho đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước.

Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này đó là: Sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang- Âu lạc đã mở đầu cho quá trình giao lưu- tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực, cũng tức là q trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực.

Giai đoạn văn hóa Đại Việt thời kỳ tự chủ: Sau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta xây dựng lại nền độc lập, trãi qua các triều đại ngắn Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hồn, phải đến thời nhà Lý nên văn hóa Đại Việt mới phát triển mạnh mẽ với tinh thần phục hưng mãnh liệt.

Tiếp theo triều đại nhà Trần, nền văn hóa Đại Việt đat được bước phát triển rực rỡ, gọi chung là thời đại văn hóa Lý- Trần.

Lớp giao lưu với phương tây và thế giới có giai đoạn: Giai đoạn văn hóa Đại Nam và giai đoạn văn hóa hiện đại. Được chuẩn bị từ thời chúa Nguyễn và kéo dài đến hết thời kỳ Pháp thuộc và chống Pháp thuộc.

Đặc điểm của giai đoạn này đóa là q trình thâm nhập của văn hóa Phương Tây cũng là khởi đầu thời kỳ văn hóa Việt Nam hội nhập vào nên văn hóa nhân loại.

Giai đoạn văn hóa hiện đại: Sự giao lưu văn hóa phương tây đã vào Việt Nam một luồng gió mới với những tư tưởng của K.marx và V.I Lênin. Văn hóa Việt Nam tiếp nhận có chọn lọc để khơng ngừng phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện

Bài tập thực hành 1. Nhận diện loại hình văn hố gốc nơng nghiệp.

Người Việt thích cuộc sống định cư ổn định, khơng thích sự di chuyển, đổi thay gắn bó với quê hương, xứ sở (An cư lạc nghiệp), bảo thủ, tự trị, hướng nội: (Ta về ta tắm ao ta…)

- Cư dân nông nghiệp Việt Nam rất sùng bái tự nhiên: Cầu mong mưa thuận gió hịa để có cuộc sống no đủ (lạy Trời, ơn Trời…) Có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên.

- Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính gắn kết cộng đồng cao xem nhẹ vai trò cá nhân: Một cây làm chẳng nên non…; Xấu đều hơn tốt lỏi; …

- Lối sống trọng tình nghĩa, ứng xử hiếu hịa, nhân ái, khơng thích dùng sức mạnh, bạo lực: Một bồ cái lý khơng bằng một tí cái tình; Dĩ hịa vi q;

- Tư duy tổng hợp – biện chứng ứng xử mềm dẻo, linh hoạt: Tùy cơ ứng biến; Liệu cơm gắp mắm; Nhập gia tùy tục;

- Tư duy nơng nghiệp nặng về kinh nghiệm, cảm tính: Trăm hay khơng bằng tay quen – Sống lâu nên lão làng ứng xử tùy tiện, chủ quan: Trông mặt mà bắt hình dong.

Bài tập thực hành 2. Phân biệt các vùng văn hóa Việt Nam.

- Vùng văn hóa Tây Bắc:

Nghệ thuật trang trí tinh tế trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang phục nữ H’mông; là âm nhạc với các loại nhạc cụ bộ hơi (khèn, sáo…) và những điệu múa xịe…

- Vùng văn hóa Việt Bắc:

Cư dân vùng này chủ yếu là người Tày, Nùng với trang phục tương đối giản dị, với lễ hội lồng tồng (xuống đồng) nổi tiếng. Sinh hoạt văn hóa chợ, đây là một sinh hoạt văn hóa đặc thù ở vùng Việt Bắc.

Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sơng Thái Bình và sơng Mã với cư dân Việt (Kinh) sống quần tụ thành làng xã. Đây là vùng đất đai trù phú, bởi vậy nó từng là cái nơi của văn hóa Đơng Sơn thời thượng cổ, văn hóa Đại Việt thời trung cổ… với những thành tựu rất phong phú về mọi mặt.

- Vùng văn hóa Trung Bộ:

Khí hậu khắc nghiệt, đất đai khơ cằn, nên con người ở đây đặc biệt cần cù, hiếu học. Họ thạo nghề đi biển, bữa ăn của con người cũng giàu chất biển; dân vùng này thích ăn cay (để bù cho cá lạnh). Trước khi người Việt tới sinh sống, trong một thời gian dài nơi đây từng là địa bàn cư trú của người Chăm với một nền văn hóa đặc sắc, đến nay cịn để lại sừng sững những tháp Chăm.

- Vùng văn hóa Tây Nguyên:

Ở đây có trên 20 tộc người nói các ngơn ngữ Mơn-Khmer và Nam Đảo cư trú. Đây là vùng văn hóa đặc sắc với những sử thi dân gian (khan, h’mon). Những lễ hội đâm trâu, với loại nhạc cụ không thể thiếu được là những dàn cồng chiêng phát ra những phức hợp âm thanh hùng vĩ đặc thù cho núi rừng Tây Nguyên.

- Vùng văn hóa Nam bộ:

Đây là một vùng đất mới đối với người Khơ Me, Việt, Hoa. Điều kiện tự nhiên, môi trường của nam Bộ đã tạo cho vùng đất này những sắc thái văn hóa tiêu biểu, những ''tính cách'' riêng của mình. Đặc trưng đầu tiên dễ nhận thấy là quá trình giao lưu văn hóa diễn ra với một tốc độ mau lẹ, tạo cho văn hóa Nam Bộ tính chất cởi mở, hướng ngoại.

Xác định được các vùng văn hóa sẽ là điều kiện tốt góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, trên cơ sở ấy sẽ vạch ra được chiến lược phát triển văn hóa đúng đắn cho từng vùng.

CHƯƠNG 2.

Câu hỏi 1. Tổ chức nông thôn của người Việt dựa trên các nguyên tắc

nào? Tại sao người Việt rất coi trọng tình làng nghĩa xóm?

Căn cứ vào hai điều trên có thể nhận xét: làng xã Việt Nam truyền thống thiên về âm tính, ổn định nhưng kém phát triển. Đó là loại làng xã khép kín, cục độ địa phương. Hai đặc trưng trên vừa đối lập, vừa thống nhất, cộng đồng và tự trị; hướng ngoại và hướng nội, đó là sự bình qn âm dương trong văn hóa làng xã.

Câu hỏi 2. Tính cộng đồng và tính tự trị có mặt tích cực và tiêu cực nào?

Hệ quả tốt của tính cộng đồng và tính tự trị: Tình thần đồn kết tương trợ, tính tập thể, hịa đồng, nếp sống dân chủ bình đẳng, tinh thần tự lập, tính cần cù, nếp sống tự cấp, tự túc.

Hệ quả xấu của tính cộng đồng và tính tự trị: Ĩc tư hữu, ích kỹ, óc bè phái, địa phương- óc gia trưởng tơn ti.

Bài tập thực hành. Chứng minh tính cộng đồng và tự trị trong văn hóa

Việt Nam thơng qua hình ảnh bến nước, lũy tre.

Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng cơ bản của làng xã ở Việt Nam.

Tính cộng đồng, biểu tượng là: Sân đình- Bến nước- cây đa. Ngơi đình làng trước hết là thờ thành hồng làng, người có cơng lập làng, do dân đề nghị, nhà vua ký sắc phong thành hoàng.

Bến nước: Là nơi sinh hoạt, gặp gỡ của phụ nữ hàng ngày. Gốc cây đa đầu làng, có thêm quán nước trà, nơi dừng nghỉ chân cho khách qua đường và làng đi làm- đó là nơi gặp gỡ, trao đổi thơng tin

Tính tự trị: biểu tượng lũy tre

Lũy tre bao bọc làng quê, như hàng rào của ngơi nhà, có cổng làng. Cuộc sống khép kín, mỗi làng đều có chợ riêng, có đủ mọi nghề thủ công dịch vụ nhằm tự cấp, tự túc. Do vậy kinh tế hàng hóa kém phát triển, thiếu cạnh tranh.

CHƯƠNG 3.

Câu hỏi 1. Ý nghĩa phong tục thờ cúng tổ tiên.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thơng qua phong tục này, nó khơng chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.

ó thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê hương nhưng ln tơn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình.

Thơng qua đó giáo dục mỗi người ln phải có trách nhiệm với quên hương đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.

Phong tục này như sợi dây liên kết giữa những người sống và những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm linh. Điều này bày tỏ về quan niệm nhân sinh của dân tộc Việt “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”.

Câu hỏi 2.

Nghệ thuật thanh sắc và hình khối Việt Nam cũng mang tính biểu trưng như một đặc trưng tiêu biểu nhất. Mục đích của chúng là thơng qua những biểu tượng ước lệ để diễn đạt nội dung chứ không phải hình thức;. Cái cốt lõi chứ khơng phải các chi tiết phụ trợ.

- Tính biểu cảm

Người Việt Nam tuy phải chịu chiến tranh liên miên;. nhưng với bản tính trọng tình;. hiền hịa;. nên hầu như trong suốt lịch sử nghệ thuật;. không hề tạo ra những tranh tượng về đề tài chiến tranh với cảnh đầu rơi máu chảy rùng rợn là mảng đề tài khá thịnh hành ở các nước có nền văn hóa trọng dương.

- Tính tổng hợp

Từ bao đời nay tuồng, chèo, cải lương đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc tuồng, chèo, cải lương là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính ngun hợp vơ cùng độc đáo. Trong một tác phẩm sân khấu dân gian Việt Nam luôn tồn tại song song 2 yếu tố bi và hài.

- Tính linh hoạt

Sân khấu truyền thống khơng địi hỏi diễn viên tn thủ một cách chặt chẽ bài bản của tích diễn. Mang trong dạ cái thần, cái ý chính của vở, người nghệ nhân tuỳ trường hợp có thể biến báo cho thích hợp. Tới nơi thích nghe hát thì nghệ nhân cho thêm làn điệu này, câu hát nọ, tới nơi thích hài thì vai hề cài thêm những câu ngồi tích phù hợp với tình hình địa phương, nơi thiên về khoa cử thì diễn viên đưa thêm vào những câu lắm chữ nghĩa… Chính sự linh hoạt này là lí do cắt nghĩa tai sao một bản nhạc, một tích tuồng chèo của ta thường có nhiều dị bản.

Bài tập thực hành: Giá trị văn hoá của Lễ tết Nguyên Đán.

- Ngày Tết - ngày linh thiêng, khởi đầu cho một năm mới

Ngày Tết là những ngày đầu tiên của năm mới, được xem là ngày tốt, là dịp giao hịa giữa đất trời và con người. Chính vì vậy Tết là dịp để mỗi người cầu an, mong những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình và bản thân…

- Ngày Tết - Ngày sum họp, đoàn viên

Không phải ngẫu nhiên ngày Tết được coi như ngày của đoàn viên bởi đây là dịp lễ tết quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam, có thời gian nghỉ lễ dài nhất trong năm, và là dịp hiếm hoi để mọi người về quê thăm gia đình, cùng quây quần bên nhau đón một năm mới cùng nhau sau một thời gian dài xa cách, bôn ba vất vả kiếm sống.

- Ngày Tết – Ngày của sự biết ơn, hướng về cội nguồn

Phong tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành tục lệ lâu đời của dân tộc ta, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Những ngày này khơng có gia đình nào là khơng

có bàn thở tổ tiên với hương, hoa, đăng, trà, quả, thực đầy đủ, thể hiện sự biết ơn, lịng thành kính hướng về ông bà tổ tiên đã khuất.

- Lưu giữ hương vị truyền thống ngày Tết

Trong hương vị của Tết cổ truyền không thể thiếu bánh chưng, bánh tét – những món ăn xuất phát từ nền văn minh lúa nước. Cùng với bánh chưng, bánh tét thì thịt mỡ, dưa hành, canh măng, canh bóng, nem rán, giị chả...đã trở thành những món ăn trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tạo nên những giá trị văn hóa ẩm thực Việt khơng gì có thể thay thế trong mỗi ngày Tết ...

Mỗi dịp Tết đến, cùng quây quần chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên, sau đó cùng vui vẻ ăn uống, trò chuyện trong hương thơm ấm áp của hương trầm, bên cành mai, cành đào khoe sắc,...thật khó có niềm hân hoan nào sánh được

Với mỗi người Việt Nam hơm nay, giữ gìn và phát triển những nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền Việt Nam là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta. Càng tìm hiểu và gìn giữ, chúng ta lại càng thêm tự hào, trân trọng về truyền thống vẻ vang của dân tộc, yêu thương chia sẻ với nhau nhiều hơn; cùng ra sức bồi đắp văn hóa Việt…

CHƯƠNG 4.

Câu hỏi 1. Giải thích bữa ăn của người Việt Nam mang đậm dấu ấn nông

nghiệp.

Bữa ăn của người Việt Nam mang đậm dấu ấn của truyền thống nông nghiệp lúa nước. Đó là cơ cấu bữa ăn thiên về thực vật. Lấy thức ăn thực vật làm chính (cơm, rau đậu…). Lúa gạo được xem là cái quí nhất, mọi giá trị đều qui ra thóc gạo (lương, học phí…). Các món ăn chính trong bữa cơm là rau : ăn cơm

không rau như đánh nhau không có người gỡ; đói ăn rau, đau uống thuốc… Rau

muống, cà muối là các món ăn thân thuộc của người Việt (Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương…). Các loại gia vị: hành, gừng, ớt, tỏi, riềng, hồ tiêu…là những thứ không thể thiếu được trong bữa ăn của người Việt Nam.

Các loại thuỷ sản: tôm,Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng hàng đầu thức ăn động vật của người Việt Nam là các loại thủy sản (cua, cá, ốc, hến…) sản phẩm của vùng sông nước dễ kiếm. Từ các loại thủy sản, người Việt Nam đã chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại. Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt Nam.

Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu của bữa ăn người Việt Nam là thịt. Thịt gia súc, gia cầm ít được dùng trong bữa ăn hằng ngày. Trước đây, chỉ trong những dịp cúng giỗ, lễ tết người Việt mới dùng đến thịt. Các sản phẩm sữa chỉ mới xuất hiện sau này.

Đồ uống truyền thống của người Việt thì có trầu cau, nước chè, nước vối, rượu gạo…Tục ăn trầu cau tiềm ẩn triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất khác nhau: cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương); vôi chất đá là biểu tượng của đất (âm); dây trầu mọc từ đất, quấn quýt lấy thân cây, biểu tượng cho sự

trung gian hòa hợp. Sự tổng hợp biện chứng của âm dương, tam tài ấy tạo nên

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 98 - 106)