Chiến tranh nhân dân, dùng nhiều chiến thuật chiến lược.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 106 - 109)

- Trong lịch sử đấu tranh giữ nước, mỗi lần có giặc ngoại xâm, tất cả tồn dân đều tham gia góp sức đánh giặc. Lực lượng qn sự ln được bổ sung, điều chỉnh linh hoạt, kịp thời. Sức mạnh quân sự là sức mạnh phối hợp của nhiều lực lượng xã hội.

- Ngoại giao: huy động mọi nguồn lực để đánh giặc, xây dựng đất nước. - Trong chiến tranh, ta tranh thủ mọi sự ủng hộ: từ các nước XHCN, nhân dân u chuộng hồ bình trên thế giới.

Tính linh hoạt

- Các lực lượng, hình thức đấu tranh được sử dụng linh hoạt: chiến tranh du kích, phối hợp các lực lượng, vườn khơng nhà trống, mai phục, chia cắt địch…Địch mạnh thì ta rút lui, kéo dài thời gian, làm suy yếu địch. Địch yếu thì ta phản cơng. Các phương tiện, vũ khí cũng được sử dụng linh hoạt để phù hợp với điều kiện tình hình cụ thể. Tất cả các vũ khí từ thơ sơ đến hiện đại đều có thể sử dụng .

- Trong ngoại giao: mềm dẻo, linh hoạt trong các tình huống cụ thể để thêm bạn bớt thù, tranh thủ các điều kiện để phát triển lực lượng.

Bài tập thực hành. Phật giáo sớm được du nhập và chiếm được vị trí

quan trọng trong đời sống cư dân Việt cổ. Dựa vào kiến thức thực tiễn, em có ý kiến gì về nhận định trên?

Do thâm nhập một cách hịa bình, ngay từ thời Bắc Thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp.

Những tư tưởng lớn của đạo Phật như "từ bi hỉ xả" vốn lại rất phù hợp với tư tưởng hiếu hòa, nhân ái, yêu thương con người, quý trọng sự sống của tổ tiên ta. Đến thời Lý -Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.

Giàu tình thương yêu và yêu chuộng hịa bình, mang dấu ấn của tinh thần nhân văn và bác ái, lại luôn răn dạy con người làm việc thiện và xa lánh điều

ác... nên đạo Phật dễ cộng sinh với số đông dân chúng, vừa như là sự an ủi, vừa như là niềm tin thế tục của tín đồ.

Đạo Phật từng bước hóa thân, hịa nhập vào đời sống tinh thần của người Việt Nam, trở thành nguồn gốc của một số giá trị văn hóa, thơng qua việc cải biến nội dung giáo lý, niềm tin tín ngưỡng, hình thức tổ chức.

Phật giáo đã vừa đồng hành, vừa góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam. Phật giáo khơng chỉ là lời răn dạy mà còn là sự thực hành. Khát vọng về một cuộc sống an bằng, bình ổn, phản đối chiến tranh... đã làm cho Phật giáo trở nên gần gũi với dân chúng, nhiều tín điều Phật giáo đi vào đời sống xã hội Việt Nam truyền thống, gắn kết với văn hóa dân tộc để trở thành một số tiêu chí đạo đức

Ðến nay, Phật giáo vẫn là tôn giáo gần gũi với tâm lý, với nhu cầu tinh thần của nhiều người Việt Nam. Từ tính chất nhân văn của giáo lý, qua việc khuyến khích con người sống và hành động theo điều thiện, cổ vũ con người xa lánh và ngăn chặn cái ác, biết dừng lại trước "tham - sân - si", không để bị mê hoặc bởi các tham vọng thái quá,.

CHƯƠNG 6.

Câu hỏi 1. Trong thời đại hiện nay, văn hố có vai trị như thế nào đối với

phát triển bền vững?

- Văn hoá là cầu nối các quốc gia, các dân tộc - Văn hoá là điều kiện để phát triển đất nước - Văn hoá là điều kiện phát triển bền vững

Câu hỏi 2. Trình bày những định hướng của Đảng và Nhà nước để giữ

gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện - Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh

- Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa

- Phát triển cơng nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường văn hóa

- Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Bài tập thực hành. Bản thân em cần làm gì để giữ gìn, phát huy bản sắc

văn hố dân tộc.

- Hiểu rõ bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

- Những việc đã cần làm để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Những việc đã làm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ngọc Thêm. Văn hóa học và văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục; 2000.

2. Trần Quốc Vượng. Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục; 2006.

3. Đặng Đức Siêu. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB ĐHSP; 2004. 4. Phan Ngọc. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn học; 2010. 5. PGS.TS Trần Đình Huỳnh. Một số nội dung cơ bản về xây dựng văn hóa chính trị : Tạp chí cộng sản 05/05/2020

[Available from: http://www.tapchicongsan.org.vn>van-hoa-xa-hoi.

6. Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển tồn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn : Tạp chí Xây dựng Đảng, 12/6/2014 [Available from: http://www.xaydungdang.org.vn>ykiendangvien

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 106 - 109)