4. Nghệ thuật thanh sắc và hình khố
4.2. Tính biểu cảm
Người Việt Nam tuy phải chịu chiến tranh liên miên;. nhưng với bản tính trọng tình;. hiền hịa;. nên hầu như trong suốt lịch sử nghệ thuật;. không hề tạo ra những tranh tượng về đề tài chiến tranh với cảnh đầu rơi máu chảy rùng rợn là mảng đề tài khá thịnh hành ở các nước có nền văn hóa trọng dương.
Trong ca dao, dân ca Việt Nam, chủ đề tình cảm gia đình, tình u đơi lứa, tình yêu quê hương đất nước… là những chủ đề lớn. Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi con người Việt Nam đã được nghe những câu hát ru đầy yêu thương. Lớn lên, những người thanh niên nam nữ hát đối đáp khi làm đồng, hay ca lên những điệu hò điệu lý cũng chứa chan những cảm xúc về cuộc sống của con người. Trong nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống như tuồng, chèo, cải lương… tâm tư
con người được khai thác sâu sắc qua lời ca. Bởi vậy, người ta có thể tạm gác những sự thật lý tính để nhân vật ca một câu vọng cổ thật dài trước khi lâm chung.
Tính biểu cảm trong nghệ thuật thể hiện ở hình thức uyển chuyển mềm mại ở đường nét tạo hình, màu sắc phối hịa trung tính . Kiến trúc truyền thống Việt Nam có phần mái đầu đao cong vút lên tạo cho hình khối nhẹ nhàng đẹp mắt.
Hình 3.4. Gác chng chùa Thiên Trù, quần thể Hương Tích
Các biểu tượng Rồng, Chim Phượng có những nét cứng chắc ở phần đầu thể hiện sức mạnh, nhưng phần thân, đuôi lại uốn lượn bay bổng. Màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ pha lẫn những màu rực rỡ với màu nâu, đen làm bức tranh vừa giàu sức sống vừa nền nã, trầm lắng.