Giao lưu với văn hoá Phương Tây

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 81 - 82)

2.1. Vài nét về văn hoá Pháp và văn hoá Phương Tây

Văn hố Pháp nói riêng và văn hố Phương Tây được hình thành sớm, có nhiều nét đặc trưng khác biệt.

Về tinh thần: coi trọng tinh thần tự do dân chủ, tôn trọng và phát huy tối

đa cái tôi cá nhân.

Về khoa học kĩ thuật: tổ chức sản xuất công nghiệp là chủ yếu và phát

triển mạnh

Vào cuối thể kỉ 19 đầu thế kỉ 20, các nước phương tây đã hình thành chủ nghĩa tư bản. Các nước Phương tây tìm kiếm những mảnh đất mới để cai trị, khai thác. Cuộc tiếp xúc văn hố Đơng Tây bắt đầu diễn ra với những mâu thuẫn và tương hợp mới

2.2. Văn hoá Việt Nam tiếp xúc, giao lưu với văn hoá Pháp

Sự tiếp xúc văn hoá với người Phương Tây ở Việt Nam thực chất đã có trước khi thực dân Pháp xâm lược. Vào khoảng thế kỉ XVII đã có các cha đạo truyền giáo Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam. Nhưng nói đến sự tiếp xúc văn hố trên diện rộng thì phải tính từ khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam.

Tinh thần tự do, dân chủ, bình đẳng tràn vào Việt Nam như một luồng gió mới. Với tiền đề khát vọng tự do, hạnh phúc đã tiềm ẩn và được khơi dậy từ trước (đặc biệt là tư tưởng trong văn học giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XVIII) cái tôi cá nhân đầy những cảm xúc riêng tư và khát vọng hạnh phúc được đón nhận một cách nồng nhiệt. Tư tưởng này không chỉ tác động đến suy nghĩ, tình cảm, lối sống mà cịn khơi nguồn sáng tạo thi ca, nghệ thuật. Sản phẩm của tư tưởng này là một nền văn học nghệ thuật mới (thơ mới, văn xuôi hiện đại, các tác phẩm điêu khắc, hội hoạ hiện đại).

Sản xuất công nghiệp làm thay đổi lớn đến bộ mặt xã hội Việt Nam: giai cấp cơng nhân hình thành, con người có tác phong cơng nghiệp, sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường... Nhiều hoạt động mới đã xuất hiện: xuất bản, mua bán văn hố phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành cơng chúng nghệ thuật và giới văn nghệ sĩ.

Sự xuất hiện của văn hoá Pháp ở Việt Nam mới đầu tạo nên những mâu thuẫn lớn. Tầng lớp nho sĩ không chấp nhận những tư tưởng lối sống khác với những chuẩn mực tồn tại hàng ngàn năm. Bài xích tư tưởng, họ bài xích cả những sản phẩm đóng dấu Phương Tây: chữ viết, bánh mì, bút sắt ... cịn lớp trẻ, đặc biệt là trí thức tây học thì lại hồ hởi tiếp nhận, cổ vũ cho việc tiếp nhận các yếu tố văn hố Phương tây. Thậm chí, có lúc sự nhiệt tình này thái quá và cực đoan. Phong trào Âu hoá, phong trào thể thao học theo hình thức, bị biến tướng. Tuy nhiên, sự tiếp xúc và tiếp nhận văn hoá này, xét về tổng thể, loại trừ các yếu tố tiêu cực, văn hoá Việt Nam đã tiếp nhận được những yếu tố văn hoá hiện đại, vừa đủ để hồ mình vào sự phát triển văn hố nhân loại, vừa phát huy hết khả năng của những yếu tố văn hoá truyền thống.(3)

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)