Quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 30 - 32)

1.2. Quản trị vốn lưu động

1.2.2.5. Quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng hàng tồn kho được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trị khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định.

Việc hình thành lượng hàng tồn kho địi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, khơng phải vì nó chiếm tỉ trọng lớn trong tổng VLĐ của DN mà quan trọng hơn là nó giúp DN tránh được tình trạng vật tư, hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ.

Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí đó là chi phí lưu giữ, bảo quản tồn kho (chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng, biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu dữ ở hàng tồn kho) và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng (chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng. 2 chi phí này có biến động ngược chiều nhau.

Để quản trị hàng tồn kho, ta có thể sử dụng mơ hình tổng chi phí tối thiểu (EOQ – Economic order quantity), là mơ hình quản lý hàng tồn kho

mang tính định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu (lượng đặt hàng kinh tế) cho DN. Nội dung của phương pháp này là xác định được một mức tồn kho dự trữ để đảm bảo chi phí tồn kho là thấp nhất.

Hình 5:Mơ hình EOQ mơ tả như sau:

Chi phí

Tổng chi phí

Chi phí lưu giữ

Chi phí đặt hàng QE Số lượng đặt hàng Theo mơ hình này, người ta thường giả định số lượng đặt hàng mỗi lần đặt đều đặn và bằng nhau, được biểu diễn như sau:

Hình 6: Mơ hình EOQ giả định số lượng đặt hàng mỗi lần đặt đều đặn và

bằng nhau. Mức dự trữ tồn kho

Q

Q/2

Khi đó ta có thể xác định các thông số liên quan tới phương án tồn kho tối ưu nhất như sau:

 Lượng đặt hàng kinh tế: QE=√2x c2x Qn c1

 Số lần thực hiện hợp đồng trong kỳ:LC=Qn QE

 Số ngày cung cấp cách nhau: NC=360

LC

 Mức tồn kho trung bình (Khơng có dự trữ): Q=QE

2

 Mức tồn kho trung bình (có dự trữ bảo hiểm): Q=QE

2 +QBH

Thời điểm tái đặt hàng: QĐH=n × Qn

360 Trong đó:

c1: chi phí lưu kho đơn vị

c2: chi phí cho1 lần thực hiện hợp đồng QBH : lượng dự trữ bảo hiểm

Qn: số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm

n: số ngày chờ đặt hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)