Hệ số hiệu suất hoạt động của HTK

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 96 - 98)

Đvt :đồng.

Tuyệt đối Tương đối

1.Giá vốn hàng bán 2,068,675,058,374 2,191,046,104,863 122,371,046,489 5.92% 2.HTK đầu năm 63,182,255,333 134,190,132,828 71,007,877,495 112.39% 3.HTK cuối năm 134,190,132,828 74,077,717,948 -60,112,414,880 -44.80% 4.HTK bình qn=[(2)+(3)]/2 98,686,194,081 104,133,925,388 5,447,731,308 5.52% 5.Vịng quay HTK=(1)/(4) 20.96 21.04 0.08 0.37% 6.Số ngày một vòng quay HTK=360/(5) 17.17 17.11 -0.06 -0.37% Chỉ tiêu 2014 2015 Chênh lệch

(Nguồn: BCTC năm 2014,2015 CTCP Kim khí Hà Nội)

Nhìn vào bảng 2.12 ta thấy giá vốn hàng bán năm 2015 là 2.191.046.104.863 đồng tăng 122.371.046.489 đồng tương đương với 5,92% so với năm 2014. HTK bình quân năm 2015 là 104.133.925.388 đồng tăng lên 5.447.731.308 đồng tương đương với 5,52% so với năm 2014.

Như vậy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán vẫn lớn hơn tốc độ tăng của HTK bình quân nhưng chênh lệch là khơng nhiều. Điều đó làm cho số vòng quay HTK năm 2015 tăng nhẹ so với năm 2014. Cụ thể năm 2015 số vòng quay HTK là 21,04 vòng, tăng 0,08 vòng tương ứng 0,37% so với năm 2014. Cùng với đó thì số ngày một vịng quay HTK sẽ giảm đi từ 17,17 ngày/vòng xuống còn 17,11 ngày/vòng, tức là giảm 0,06 ngày tương ứng với 0,37%.

Tuy số vịng quay HTK có tăng lên nhưng mức độ tăng khá nhỏ nhưng vẫn thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong công tác quản trị HTK.

2.2.6 Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thường xuyên chiếm dụng vốn lẫn nhau nhằm tăng thêm vốn cho sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác các khoản phải thu, phải trả thường xuyên phát sinh. Tuy nhiên, việc tăng khoản phải thu đồng nghĩa với việc lượng vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng sẽ tăng lên làm cho rủi ro thanh tốn tăng, gây khó khăn cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác khoản phải thu lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn lưu động, với tỷ trọng 48,49% vào cuối năm 2014 và 64,31% vào cuối năm 2015 Chính vì vậy, quản trị các khoản phải thu ngắn hạn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong công tác quản trị VLĐ.

Hiện nay, công tác quản lý cơng nợ đã được kiểm sốt chặt chẽ . Cơng ty đã đặc biệt tăng cường công tác thẩm định khách hàng mua hàng trả chậm tín chấp, chú trọng bán hàng thu tiền nhanh để tăng vòng quay vốn, thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động quản lý kinh doanh, tài chính tại các đơn vị, trong đó tập trung vào cơng tác quản lý hợp đồng mua bán, quản lý hàng hóa, thu hồi cơng nợ kịp thời phát hiện những sai sót để chấn chỉnh, giảm thiểu những rủi ro phát sinh. Phần lớn các đơn vị các đơn vị đã có ý thức chấp hành tốt các quy chế,quy định của công ty, không để xảy ra phát sinh cơng nợ khó địi như những năm trước.

Tuy nhiên cơng ty vẫn chưa xây dựng phương án xóa nợ, bán nợ đối với những khoản cơng nợ khó địi đã để q lâu khơng cịn khả năng thu hồi và chưa thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro (rủi ro tín dụng; rủi

ro tác động của sự thay đồi tỷ giá, lãi suất…).

Cơng ty đã có bộ phận kế tốn chun về mảng NPT đó là kế tốn cơng nợ; lập kế hoạch thu các khoản nợ và báo cáo cho ban giám đốc theo định kỳ.

Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi vào sổ chi tiết cho từng khách hàng . Các kế toán viên theo dõi riêng từng khách hàng trong mỗi sổ chi tiết do đó việc quản lý các khoản NPT được sát sao, kịp thời.

Để đánh giá chính xác tình hình quản trị các khoản phải thu của cơng ty CP Kim khí Hà Nội ta đi phân tích các thành phần cấu tạo nên nó:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 96 - 98)