Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 38 - 41)

1.2. Quản trị vốn lưu động

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động

Vốn lưu động trong doanh nghiệp chuyển hố khơng ngừng trong tồn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, các nhân tố nào tác động lên quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta phải xem xét nhiều nhân tố khác nhau. Có thể chia các nhân tố thành: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

Nhân tố chủ quan.

+Chính sách tài trợ của doanh nghiệp: việc DN lựa chọn cơ cấu tài trợ giữa vốn nợ và vốn chủ, giữa nguồn ngắn hạn và nguồn dài hạn sẽ quyết định đến việc sử dụng VLĐ của DN để phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của DN đảm bảo sự an tồn về tài chính của DN.

+Chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp như chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh, chiến lược mở rộng thị trường, chiến

lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, … ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư VLĐ vào các loại tài sản ngắn hạn của DN, ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN. +Năng lực của nhà quản trị vốn: Nhà quản trị vốn là người trực tiếp ra các quyết định về quản trị VLĐ của DN. Nếu năng lực hạn hẹp sẽ dẫn đến tầm nhìn hạn chế, từ đó có thể đưa ra những quyết định sai lầm và ngược lại.

Nhân tố khách quan

+Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình phát triển sẽ tạo cơ hội cho các DN thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư và ngược lại.

+Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với DN: Như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao TSCĐ…. Khi Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành nghề, lĩnh vực nào thì các DN thuộc ngành nghề, lĩnh vực đó sẽ có nhiều thuận lợi trong kinh doanh và ngược lại.

+Lạm phát: Khi nền kinh tế ở mức độ lạm phát cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của DN gặp khó khăn do khi tỷ lệ tăng của giá các yếu tố đầu vào cao hơn tỷ lệ tăng của giá các yếu tố đầu ra sẽ làm giảm lợi nhuận của DN, từ đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ, ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của DN.

+Lãi suất thị trường: Đây là yếu tố quan trọng tác động các hoạt động liên quan đến tài chính của DN. Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, cơ hội huy động vốn của DN và cũng gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Khi lãi suất thị trường tăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm của DN.

+Mức độ cạnh tranh: Nếu DN hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề có mức độ cạnh tranh cao địi hỏi DN phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm.

+Rủi ro trong kinh doanh: Hỏa hoạn, bão lụt, thiên tai, những biến động

của thị trường,... làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hư tổn, dẫn đến giảm nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.

+Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến việc quản trị vốn lưu động của DN. Khoa học công nghệ vừa là cơ hội, vừa là thách

thức đối với các doanh nghiệp. Hiện nay với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học cơng nghệ dẫn đến sự hao mịn vơ hình của máy móc, thiết bị tăng nhanh hơn, đòi hỏi DN phải sử dụng hợp lý, hiệu quả, nhanh chóng đầu tư đổi mới cơng nghệ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)