Cơ cấu hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 94 - 96)

Đơn vị: Đồng

Số tiền (đồng) Tỷ trọng Số tiền( đồng) Tỷ trọng Số tiền(đồng) Tỷ trọng Tỷ lệ

V. Hàng tồn kho 134,190,132,828 100.00% 74,077,717,948 100.00% -60,112,414,880 0.00% -44.80% 1.Hàng mua đang đi đường 19,635,066,000 14.63% 0 0.00% -19,635,066,000 -14.63% -100.00% 2.Hàng hóa 119,928,066,828 89.37% 72,158,215,824 97.41% -47,769,851,004 8.04% -39.83% 3.Hàng gửi đi bán 0 0.00% 9,373,502,124 12.65% 9,373,502,124 12.65%

4.Dự phòng giảm giá HTK -5,373,000,000 -4.00% -7,454,000,000 -10.06% -2,081,000,000 -6.06% 38.73%

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch

( Nguồn: BCTC năm2014, 2015 của cơng ty CP Kim khí Hà Nội.)

Qua bảng 2.11 ta thấy:

Hàng tồn kho cuối năm 2015 là 74,077,717,948 đồng giảm 60.112.414.880 đồng so với cuối năm 2014 tương ứng giảm 44,8%. Điều này cho thấy công ty đang giảm dự trữ hàng tồn kho, đẩy mạnh bán hàng, tăng cường hàng gửi bán, làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Việc giảm dự trữ hàng tồn kho được xem là khá hợp lý do thị trường thép cả trong nước và thế giới đều đang biến động khá phức tạp, nguồn thép nhập khẩu giá rẻ từ Nga và Trung Quốc (vốn là những nước có lợi thế về sản xuất thép với chi phí sản xuất rẻ, cơng nghệ cao, nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú) ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến giá thép trong nước giảm từ 100.000 đến 350.000 đồng/tấn.

Hàng tồn kho của công ty bao gồm : hàng mua đang đi đường, hàng hóa, hàng gửi đi bán và khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Trong cơ cấu HTK thì hàng hóa ở cả 2 thời điểm cuối năm 2014, 2015 đều chiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt là 89.37% và 97.41%.Nhìn chung HTK cuối năm 2015 giảm so với cuối năm 2014 giảm chủ yếu là do biến

động giảm của hàng hóa. Cuối năm 2014 trị giá hàng là 119.928.066.828 đồng nhưng cuối năm 2015 chỉ còn 72.158.215.824 đồng tức là đã giảm 47.769.851.004 đồng tương đương với 39,83%.

Cuối năm 2015 có sự thay đổi về mặt cơ cấu so với cuối năm 2014. Hàng mua đang đi đường thời điểm cuối năm 2014 là 19.635.066.000 đồng nhưng đến cuối năm 2015 giảm xuống mức 0 đồng, giảm 100% so với cuối năm 2014 do vậy tỷ trọng hàng mua đang đi đường giảm từ 14,63% xuống còn 0%. Trị giá hàng gửi đi bán cuối năm 2014 là 0 đồng nhưng đến cuối năm 2015 tăng lên 9,373,502,124 đồng, tăng lên chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng trị giá hàng tồn kho cuối năm 2015 lên 12,65% .Như vậy cho thấy công ty đang đẩy nhanh hoạt động bán hàng, tăng cường hàng gửi đi bán gia tăng sản lượng tiêu thụ nhanh chóng thu lợi nhuận, từ đó giảm rủi ro khi giá bán thép trên thị trường đang giảm do các sản phẩm thép nhập khẩu giá rẻ từ nước ngoài như Nga và Trung Quốc đang ngày một nhiều. Giá thép trong và ngoài nước bất ổn nên việc kinh doanh thép nhập khẩu gặp nhiều khó khăn( đặc biệt là mặt hàng thép tấm). Đáng chú ý là năm 2015 lượng thép nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc tăng mạnh, đặc biệt là thép hợp kim chứa nguyên tố Bo từ Trung quốc gia tăng mạnh do được hưởng lợi từ thuế nhập khẩu.

Nhìn vào bảng số liệu 2.11 : Ta thấy ở cả hai thời điểm cuối năm 2014 và 2015 đều có xuất hiện chỉ tiêu dự phịng giảm giá HTK. Sự khốc liệt của môi trường cạnh tranh hiện nay cũng kéo theo sự cạnh tranh về giá, giá bán một số mặt hàng thép biến động khá nhanh làm cho công ty phải đối mặt với rủi ro HTK bị giảm giá do vậy việc trích dự phịng giảm giá là điều tất yếu. Cuối năm 2014 dự phòng giảm giá HTK là 5.373.000.000 và tăng lên 7.454.000.000 đồng vào cuối năm 2015 tức là tăng 2.081.000.000 tương đương với 38,73%.

Để xét rõ hơn về công tác quản lý HTK ta xem xét thêm một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý HTK.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 94 - 96)