Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 65)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 là 2.269.730.740.154 đồng tăng 146.743.929.814 đồng so với năm 2014 tương ứng tăng 6,91%. Điều này bước đầu cho thấy trong năm 2015 công ty đã làm ăn tốt hơn 2014 mặc dù trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn, các doanh nghiệp thép trong nước phải đối mặt với tình trạng hàng nhập khẩu thép ồ ạt vào thị trường với giá cả khá thấp. Năm 2015 đáng chú ý là lượng thép nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc tăng mạnh, đặc biệt là thép hợp kim chứa nguyên tố Bo từ Trung quốc gia tăng mạnh do được hưởng lợi từ thuế nhập khẩu.

Giá vốn hàng bán năm 2015 là 2.191.046.104.863 đồng tăng 122.371.046.489 đồng so với năm 2014 tương ứng tăng 5,92%. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng 161,94 % so với năm 2014 cũng khiến giá vốn hàng bán tăng lên , tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu nên vẫn được coi là hợp lý.

Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2015 là 15.544.854.379 đồng tăng mạnh 10.484.034.328 đồng tương đương 207,16% so với năm 2014. Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.

Chi phí tài chính năm 2015 là 12.481.326.144 đồng giảm 630.205.922 đồng so với năm 2014 tương ứng 4,81%. Tuy nhiên chi phí lãi vay năm 2015 là 11.617.209.355 đồng tăng 3.989.266.169 đồng tương ứng tăng gần 52,3% so với năm 2014.

Chi phí bán hàng năm 2015 là 78.305.190.464 đồng tăng 41.579.782.526 đồng tương ứng 113,22% so với năm 2014. Chi phí bán hàng tăng do chi phí nhân cơng, chi phí dịch vụ mua ngồi và chi phí khấu hao tài sản phục vụ cho bán hàng tăng. Ngoài ra do từ cuối năm 2014 Công ty mở rộng thêm mặt hàng than cốc bán theo lô lớn với khách hàng chủ yếu là Công ty khống sản Việt Trung cho nên làm chi phí bán hàng mà cụ thể là chi phí

vận chuyển tăng lên một cách đáng kể. Do vậy công ty cần quản trị tốt chi phí bán hàng để tăng cường hiệu quả hoạt động của cơng ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015 là 19.101.789.421 đồng giảm 4.407.281.829 đồng tương đương 18,75% so với năm 2014. Điều này thể hiện cơng ty đã có nỗ lực trong việc tiết giảm chi phí quản lý.

Dựa vào số liệu kế hoạch năm 2015 cho thấy lượng bán ra và doanh thu đều đạt và vượt kế hoạch trong đó có 2 mảng: kinh doanh thương mại và KD dịch vụ kho bãi cũng đề vượt kế hoạch đề ra và tăng hơn so với năm 2014

Có được kết quả trên do cơng ty đã thực hiện các giải pháp như rà soát các quy chế, quy định về quản lý kinh doanh, tài chính tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các bộ phận kinh doanh, tăng cường phối hợp với các đơn vị sản xuất trong hệ thống Tổng công ty Thép Việt Nam cung cấp nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; tập trung kinh doanh thép sản xuất trong nước để tránh rủi ro tỷ giá cũng như biến động khó lường của thị trường thép thế giới; tìm kiếm khách hàng, phát triển thị phần kinh doanh mặt hàng thép nhập khẩu; cơ chế trả lương công bằng,…

Song song với việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại, Cơng ty cũng đã nỗ lực tìm giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi như: Làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước để giảm mức chi phí thuê nhà, đất cho cơng ty; tìm kiếm khách hàng để tăng tỷ lệ cho thuê kho bãi; tìm kiếm khách hàng để tỷ lệ lấp đầy diện tích có thể cho th đạt 59%.

Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2015 là 5.707.160.612 đồng bước đầu cho thấy công ty đang làm ăn tốt và có lãi, tuy nhiên năm 2015 lại giảm 4.825.749.292 đồng tương ứng giảm 45,82 % so với năm 2014. Mặc dù chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều tăng so với 2014, tuy nhiên giá thép trong và ngoài nước bất ổn nên việc kinh doanh thép nhập khẩu ( đặc

biệt là mặt hàng thép tấm, giá thị trường rớt nhanh nên kết quả kinh doanh mặt hàng thép tấm bị thua lỗ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thương mại của cơng ty) khơng có hiệu quả, làm giảm lợi nhuận chung của cơng ty năm 2015, ngồi ra cịn do khoản thu từ chuyển nhượng quyền phát triển dự án tại 75 Nguyễn Tam Trinh năm 2015 giảm 13,5 tỷ so với số liệu hạch toán năm 2014.

Bảng 2.4. Hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2015

Đơn vị : đồng. Chỉ tiêu 12/31/2014 12/31/2015 1.Tổng tài sản 389,687,702,036 258,466,733,136 2.Tài sản ngắn hạn 361,421,542,961 229,236,076,006 3.Tài sản dài hạn 28,266,159,075 29,230,657,130 4.Nợ phải trả 322,878,629,254 185,950,499,742 5.Vốn chủ sở hữu 66,809,072,782 72,516,233,394

(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn năm 2014, 2015 của CTCP Kim khí Hà Nội)

Từ bảng 2.4 cho thấy công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn, thể hiện ở hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 0,9275 cuối năm 2014 và 0,8869 vào cuối năm 2015. Đồng thời thì hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn cuối năm 2014 là 0,0725 và cuối năm 2015 là 0,1131. Như vậy Cuối năm 2015 so với cuối năm 2014 thì có sự chuyển dịch sang đầu tư vào tài sản dài hạn nhưng tài sản dài hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty.

Hệ số nợ của công ty khá cao, điều này chứng tỏ nguồn vốn của cơng ty chủ yếu được hình thành từ vốn vay. Điều này cũng đồng nghĩa với khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty là khá thấp. Năm 2015 hệ số vốn chủ đã tăng lên thành 0,2806 lần (đồng nghĩa với hệ số nợ giảm tương ứng) trong năm 2015. Tuy nhiên cần quan tâm đến chi phí sử dụng vốn bình

quân của doanh nghiệp và rủi ro tài chính để điều chỉnh cho phù hợp.

Bảng 2.5. Hệ số hiệu quả hoạt động

Đơn vị tính : đồng

Tuyệt đối Tương đối

1.EBIT 24,618,390,430 19,954,469,967 -4,663,920,463 -18.94% 2.NI 10,532,909,904 5,707,160,612 -4,825,749,292 -45.82% 3.Tài sản bình quân 321,665,089,876 324,077,217,586 2,412,127,711 0.75% 4.Vốn chủ sở hữu bình quân 57,272,471,070 69,662,653,088 12,390,182,018 21.63% 5. Doanh thu thuần 2,122,304,458,613 2,268,004,349,757 145,699,891,144 6.87% 6.BEP=(1)/(3) 0.0765 0.0616 -0.0150 -19.55% 7.ROS=(2)/(5) 0.0050 0.0025 -0.0024 -49.30% 8.ROA=(2)/(3) 0.0327 0.0176 -0.0151 -46.22% 9.ROE=(2)/(4) 0.1839 0.0819 -0.1020 -55.45% Chênh lệch Chỉ tiêu 2014 2015

(Nguồn: Bảng BCKQHĐKD và Bảng CĐKT năm 2014, 2015 của CTCP Kim khí Hà Nội)

Từ bảng 2.5 ta thấy các chỉ tiêu EBIT, NI, BEP, ROS, ROA, ROE đều dương chứng tỏ hoạt động cơng ty có sinh lời, nhưng nhìn chung khơng cao.Năm 2014 chỉ tiêu ROS và ROA thấp hơn so với trung bình ngành( ROS của cơng ty năm 2014 là 0,5% thấp hơn nhiều so với trung bình ngành đạt 4%; Chỉ tiêu ROA năm 2014 là 3,27% thấp hơn 6% là ROA trung bình ngành). Tuy nhiên chỉ tiêu ROE năm 2014 là 18,39% lại cao hơn trung bình ngành là 16%. Các chỉ tiêu như ROS, ROA và ROE năm 2015 lần lượt là 0,25%; 1,76% và 8,19 % đều thấp hơn so với trung bình tồn ngành thép (Trung bình ngành thép năm 2014 là : ROS: 4%; ROA: 6%; ROE :16% cịn năm 2015 có ROS: 5%; ROA: 7%; ROE: 17%). Vì thế cơng ty cần nỗ lực hơn

nữa trong việc quản trị chi phí, quản trị vốn … nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nhìn vào bảng 2.5 cho ta thấy các chỉ tiêu khác BEP, ROS, ROA, ROE đều giảm.Cụ thể BEP giảm từ 0,0765 lần trong năm 2014 xuống còn 0,0616 lần trong năm 2015 (giảm 0,015 lần, tương ứng 19,55%). Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROA giảm từ 0,0327 xuống còn 0,0176 lần (giảm 0,0151 lần tương đương 46,22%). ROE giảm mạnh từ 0,1839 lần vào năm 2014 xuống còn 0,0819 lần trong 2015 (giảm 0,1020 lần tương ứng 55,45%). Chỉ tiêu ROE năm 2015 giảm mạnh so với năm 2014

là do lợi nhuận sau thuế giảm còn vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 lại tăng so với năm 2014. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động không được khả

quan trong năm 2015, sẽ tác động đến tâm lý các nhà đầu tư.

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty trong thời gian qua2.2.1. Thực trạng vốn lưu động và phân bổ vốn lưu động 2.2.1. Thực trạng vốn lưu động và phân bổ vốn lưu động

a) Thực trạng VLĐ

Như lý luận ở chương 1 cơ cấu vốn của một doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Là một Cơng ty kinh doanh kim khí, ngun vật liệu ngành thép nên cơng ty có vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn hơn vốn cố định.

Vốn lưu động 92.75% Vốn cố định 7.25% 31/12/2014 Vốn lưu động 88.69 % Vốn cố định 11.31 % 31/12/2015

(Nguồn Bảng CĐKT năm 2014,2015 của CTCP Kim khí Hà Nội)

Tại cả 2 thời điểm cuối năm 2014 và cuối năm 2015 vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của hoanh nghiệp với tỷ trọng lần lượt là 92,75% vào cuối năm 2014 và 88,69% vào cuối năm 2015. Tỷ trọng vốn lưu động cuối năm 2015 có sự giảm xuống so với cuối năm 2014. Điều này cho thấy bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu vốn.

b) Kết cấu VLĐ

Mỗi doanh nghiệp khác nhau có cơ cấu vốn khác nhau nhất định. Kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty sẽ được nâng cao nếu vốn lưu động được tổ chức quản trị tốt, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

Trên thực tế, một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp Cơng ty có thể tận dụng tối đa nguồn vốn hiện có để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả, và khơng để tình trạng thiếu vốn kinh doanh và cũng tồn đọng rất nhiều trong khoản bị chiếm dụng. Bởi vậy mỗi Cơng ty đều ln tìm cho mình một cơ cấu vốn lưu động hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động.

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn lưu động

ĐVT: đồng.

Số tiền (đồng) Tỷ trọng Số tiền( đồng) Tỷ trọng Số tiền(đồng) Tỷ trọng Tỷ lệ

Vốn lưu động 361,421,542,961 100.00% 229,236,076,006 100.00% -132,185,466,955 0.00% -36.57% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 44,333,813,202 12.27% 5,016,382,263 2.19% -39,317,430,939 -10.08% -88.68% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 175,243,144,823 48.49% 147,411,477,141 64.31% -27,831,667,682 15.82% -15.88% IV. Hàng tồn kho 134,190,132,828 37.13% 74,077,717,948 32.32% -60,112,414,880 -4.81% -44.80% V. Tài sản lưu động khác 7,654,452,108 2.12% 2,730,498,654 1.19% -4,923,953,454 -0.93% -64.33%

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu vốn lưu động năm 2014, 2015

Tiền và các khoản tương đương tiền 12.27%

Các khoản phải thu ngắn hạn 48.49% Hàng tồn kho 37.13% Tài sản lưu động khác 2.12% 31/12/2014

Tiền và các khoản tương đương tiền 2.19%

Các khoản phải thu ngắn hạn 64.31% Hàng tồn kho 32.32% Tài sản lưu động khác 1.19% 31/12/2015

Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy VLĐ của công ty cuối năm 2015 là 229.236.076.006 đồng giảm 132.185.466.955 đồng tương đương với 36,57% so với năm 2014.

Cụ thể vốn lưu động giảm chủ yếu là do các khoản mục trong vốn lưu động đều giảm.

 Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2015 đạt 5.016.382.263 đồng giảm 39.317.430.939 đồng so với cuối năm 2014 tương ứng giảm 88,68%; tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2015 là 2,19% giảm 10,08% so với cuối năm 2014. Công ty đang giảm dự trữ ngân quỹ do công ty tăng cường đầu tư vào tài sản cố định , đồng thời thanh toán các khoản lãi vay. Tuy nhiên công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh tốn các khoản nợ tới hạn, vì vậy việc giảm dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền này vẫn được coi là hợp lý vì làm giảm được lượng vốn ứ đọng.

 Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2015 là 147.411.477.141 đồng giảm 27.831.667.682 đồng tương đương với 15,88% so với cuối năm 2014. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm do khoản phải thu khách hàng và các khoản trả trước cho người bán giảm. Năm 2015 công ty tăng cường công tác thẩm định khách hàng bán tín chấp và đơn đốc thu hồi cơng nợ. Điều này chứng tỏ cơng ty đang thu hẹp cấp tín dụng cho khách hàng và nhà cung cấp. Tuy nhiên điều này không làm giảm doanh thu thuần trong năm 2015 (Doanh thu thuần năm 2015 tăng 145.699.891.144 đồng so với 2014) nên vẫn được đánh giá là hợp lý. Ngồi ra khoản dự phịng các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, vẫn cịn khoản phải thu khó địi ( trong đó có đối tượng là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tân Hồng chiếm 21.117.618.000 đồng) nên công ty cần tăng cường quản trị các khoản nợ phải thu hơn.

 Hàng tồn kho cuối năm 2015 là 74,077,717,948 đồng giảm 60.112.414.880 đồng so với cuối năm 2014 tương ứng giảm 44,8%. Điều này cho thấy công ty đang giảm dự trữ hàng tồn kho, đẩy mạnh bán hàng, tăng cường hàng gửi bán, làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Việc giảm dự trữ hàng tồn kho được xem là khá hợp lý do thị trường thép cả trong nước và thế giới đều đang biến động khá phức tạp, nguồn thép nhập khẩu giá rẻ từ Nga và Trung Quốc (vốn là những nước có lợi thế về sản xuất thép với chi phí sản xuất rẻ, cơng nghệ cao, nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú) ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến giá thép trong nước giảm từ 100.000 đến 350.000 đồng/ tấn.

 Tài sản lưu động khác chiếm một phần nhỏ và cũng giảm đi so với cuối năm 2014, từ 7.654.452.108 vào cuối năm 2014 xuống còn 2.730.498.654 đồng vào cuối năm 2015, tức là giảm 4.923.953.454 đồng tương đương với 64,33%.

Từ số liệu biểu đồ 2.2 cũng cho thấy vốn lưu động của công ty chủ yếu nằm ở các khoản phải thu ngắn hạn, và hàng tồn kho với tổng tỷ trọng các khoản này chiếm đến 96,63% vào cuối năm 2015 và 85,62% cuối năm 2014. Do các chỉ tiêu biến động với mức dộ và tỷ lệ khác nhau nên cơ cấu tài sản lưu động cũng có sự thay đổi nhất định. Mặc dù các chỉ tiêu đều giảm nhưng mức độ giảm khác nhau làm cho tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn tăng cao, từ 48,49% vào cuối năm 2014 lên đến 64,31% vào cuối năm 2015 tức là tăng 15,82%, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 12,27% xuống còn 2,19 % vào cuối năm 2015 tức là giảm10,08%. Như vậy tính thanh khoản của tài sản sẽ giảm đi.

2.2.2. Thực trạng nguồn vốn lưu động và tổ chức đảm bảo nguồnvốn lưu động vốn lưu động

Nguồn vốn lưu động của Công ty bao gồm nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.

Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn

Hoặc

Nguồn VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên - TSDH

Trong đó:

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn CSH + Nợ dài hạn

=Giá trị tổng NV - Nợ ngắn hạn

Dựa vào bảng cân đối kế tốn của Cơng ty ta có: Tại thời điểm cuối năm 2014:

NVLĐTX = 361.421.542.961 - 322.687.720.162 = 38.733.822.799

Tại thời điểm cuối năm 2015:

NVLĐTX = 229.236.076.006 - 185.950.499.742 = 43.285.576.264 Chênh lệch NWC cuối năm 2015 so với cuối năm 2014 là:

43.285.576.264 - 38.733.822.799 = 4.551.753.465

Ta thấy tại thời điểm cuối năm 2014 và cuối năm 2015 nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty đều >0 tức là Công ty đều đảm bảo ngun tắc cân bằng tài chính. Khi đó sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phần nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử

dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn lại làm cho chi phí sử dụng vốn của cơng ty cao hơn là sử dụng từ nguồn ngắn hạn. NWC của cơng ty có xu hướng tăng, cuối năm 2014 đạt 38.733.822.799 đồng, nhưng sang cuối năm 2015 đã tăng lên 43.285.576.264 đồng, tăng lên 4.551.753.465 đồng. Như vậy rủi ro mất khả năng thanh tốn đã giảm đi,

tuy nhiên lại làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty ngày càng gia tăng. Như vậy, nhà quản trị cần phải phân tích, đánh giá tình hình thực tế để xác định mức độ tài trợ hợp lý đảm bảo được sự cân bằng giữa rủi ro mất khả năng thanh tốn và chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó làm gia tăng lợi nhuận.

Bảng 2.7: Nguồn tài trợ VLĐ

ĐVT: Đồng

Số tiền (đồng) Tỷ trọng Số tiền( đồng) Tỷ trọng Số tiền(đồng) Tỷ trọng Tỷ lệ

Nguồn vốn lưu động tạm thời 322,687,720,162 89.28% 185,950,499,742 81.12% -136,737,220,420 -8.17% -42.37% 1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 277,351,228,199 85.95% 148,329,298,395 79.77% -129,021,929,804 -6.18% -46.52%

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)