Nguồn tài trợ VLĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 80 - 86)

ĐVT: Đồng

Số tiền (đồng) Tỷ trọng Số tiền( đồng) Tỷ trọng Số tiền(đồng) Tỷ trọng Tỷ lệ

Nguồn vốn lưu động tạm thời 322,687,720,162 89.28% 185,950,499,742 81.12% -136,737,220,420 -8.17% -42.37% 1. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 277,351,228,199 85.95% 148,329,298,395 79.77% -129,021,929,804 -6.18% -46.52% 2. Phải trả người bán 8,374,487,884 2.60% 20,826,355,612 11.20% 12,451,867,728 8.60% 148.69% 3. Người mua trả tiền trước 5,933,958,523 1.84% 7,583,760,978 4.08% 1,649,802,455 2.24% 27.80% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 17,354,963,014 5.38% 36,831,224 0.02% -17,318,131,790 -5.36% -99.79% 5. Phải trả người lao động 4,750,391,416 1.47% 5,507,127,976 2.96% 756,736,560 1.49% 15.93% 6. Chi phí phải trả 5,670,112,000 1.76% 451,759,050 0.24% -5,218,352,950 -1.51% -92.03% 7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 139,748,517 0.04% 72,948,517 0.04% -66,800,000 0.00% -47.80%

8. Phải trả nội bộ 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00%

9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 3,112,830,609 0.96% 3,142,417,990 1.69% 29,587,381 0.73% 0.95% 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0.00% Nguồn vốn lưu động thường xuyên 38,733,822,799 10.72% 43,285,576,264 18.88% 4,551,753,465 8.17% 11.75% Tổng nguồn vốn lưu động 361,421,542,961 100.00% 229,236,076,006 100.00% -132,185,466,955 0.00% -36.57%

Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch

Tổng nguồn vốn lưu động cuối năm 2015 đạt 229.236.076.006 đồng giảm 132.185.466.955 đồng tương ứng giảm 36,57% so với năm 2014.

Trong đó nguồn vốn lưu động tạm thời cuối năm 2015 là 185.950.499.742 đồng giảm 136.737.220.420 đồng tương đương với 42,37% so với năm 2014. Nguồn vốn lưu động tạm thời giảm chủ yếu là do vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm, ngồi ra thuế và các khoản phải nộp nhà nước, chi phí phải trả và quỹ khen thưởng phúc lợi giảm cũng làm cho nợ ngắn hạn giảm.

Cuối năm 2015 các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là

148.329.298.395 đồng , giảm 129.021.929.804 đồng tương đương 46,52% so với cuối năm 2014. Đây là một tín hiệu tốt khi cơng ty đã trả ngân hàng trước và đúng hạn một số khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn trong năm 2015 làm giảm áp lực về tài chính cho cơng ty. Dựa theo thuyết minh báo cáo tài chính nhìn vào chi tiết các khoản vay và nợ của các ngân hàng ( Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình, Đống Đa, Bắc Hà Nội và ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội) đều thấy rằng các khoản phát sinh tăng, giảm trong năm 2015 khá lớn cho thấy năm 2015 công ty đã tiếp tục mở rộng tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng để đảm bảo vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó thì các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động và các khoản phải trả khác lại tăng:

Phải trả người bán cuối 2015 là 20.826.355.612 đồng tăng

12.451.867.728 đồng, tương đương với 148,69% so với cuối năm 2014, tuy nhiên cơng ty vẫn đảm bảo đủ khả năng thanh tốn các khoản phải trả người bán nên việc tăng khoản phải trả người bán sẽ làm giảm áp lực huy động các nguồn vốn khác. Công ty cần giữ vững mối quan hệ làm ăn và chú trọng hơn trong việc nâng cao uy tín của cơng ty mình để tăng nguồn vốn này vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp. Năm 2015 có một số cơng ty như Cơng ty Liên

doanh sản xuất thép VINAUSTEEL và cơng ty Khai khống nghiệp Cơn Gang Hà Khẩu là những nhà cung cấp gia tăng khoản khoản tín dụng thương mại này. Cho thấy, cơng ty cũng đã có những chiến lược thu hút lượng vốn này từ những nhà cung cấp.

Phải trả cho người lao động và các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng

không nhiều (phải trả người lao động tăng 756.736.560 đồng tương đương 15,93%; còn phải trả ngắn hạn khác tăng 29.587.381 đồng tương đương 0,95 % so với năm 2014).

Thuế và các khoản phải nộp NSNN cuối 2015 là 36.831.224 đồng giảm

17.318.131.790 đồng so với cuối năm 2014 với tỷ lệ giảm cao là 99,79% điều này cũng làm cho nguồn tài trợ VLĐ cũng giảm đi.

Chi phí phải trả năm 2015 là 451.59.050 đồng giảm 5.218.352.950

đồng so với năm 2014 tương ứng tỷ lệ giảm tương ứng 92,03% Chi phí phải trả giảm là do chi phí lãi vay giảm và khoản trích trước chi phí giám định, giao nhận, vận chuyển hàng hóa giảm.

Quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2015 là 72.948.517 đồng giảm

66.800.000 đồng so với năm 2014 tương ứng 47,8%. Khoản này đều chiếm tỷ trọng nhỏ (0,04%) trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời, tuy nhiên doanh nghiệp nên cố gắng tăng nguồn vốn có chi phí thấp này.

Về cơ cấu nguồn vốn tạm thời, khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (cuối năm 2015 chiếm 79,77 %, cuối năm 2014 là 85,95%). Cuối năm 2015 so với cuối năm 2014 thì tỷ trọng các khoản vay và nợ th tài chính ngắn hạn giảm cịn tỷ trọng phải trả người bán lại tăng. Tình hình đó có thể làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân.

Các khoản nợ ngắn hạn này đảm bảo cho nhu cầu VLĐ của cơng ty, vì thế biết được thành phần kết cấu các khoản nợ ngắn hạn này để cơng ty có thể

đưa ra các biện pháp, cách thức một mặt bảo toàn vốn, mặt khác tận dụng triệt để trong việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả là cao nhất.

2.2.3. Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động.

Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục, để đảm bảo cho sản xuất không bị gián đoạn đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ VLĐ trong quá trình sản xuất. Hiện nay, cơng ty CP Kim khí Hà Nội thực hiện xác định nhu cầu vốn lưu động cho mỗi một năm kế hoạch. Hiện tại công ty đang xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp gián tiếp. Công ty dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch.

Dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh của năm 2015 công ty đưa ra nhận định:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 là 2.122.304.458.613 đồng . Doanh thu kế hoạch năm 2015 dự kiến là 2.204.000.000.000 đồng. Trong năm 2014 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 2.122.304.458.613 đồng, vốn lưu động bình quân trong năm 2014 là 289.022.418.640 đồng, do đó vịng quay VLĐ tính trong năm 2014 là 7,34 vịng. Năm 2015 cơng ty dự kiến lấy số vịng ln chuyển vốn lưu động kế hoạch năm 2015 là 8,1 vòng.

Trên cơ sở đó xác định nhu cầu VLĐ năm 2015 theo cơng thức

Nhu cầu VLĐ năm 2015=

DTT kế hoạch

số vịng luân chuyểnV LĐ kế hoạch=

2.204 .000 .000.000

8,1 =272.098 .765 .432

- Trên thực tế nhu cầu vốn lưu động sử dụng trong năm 2015 là:

Hàng tồn kho bình quân năm 2015:

¿134.190.132 .828+74.077 .717 .948

2 =104.133.925 .388

¿175.243.144 .823+147.411.477 .141

2 =161.327 .310 .982

 Các khoản phải trả nhà cung cấp bình quân năm 2015: ¿8.374 .487 .884+20.826 .355 .612

2 =14.600.421 .748

-Nhu cầu vốn lưu động thực tế năm 2015 là:

104.133 .925.388+ 161.327 .310 .982 - 14.600 .421.748 =250.860.814.622 Chênh lệch nhu cầu VLĐ dự báo so với thực tế là

272.098.765.432 - 250.860.814.622 = 21.237.950.810

-Tỷ lệ % chênh lệch so với nhu cầu thực tế: 21.237.950 .810

250.860.814 .622×100=8,46 %

Trên thực tế trong năm 2015, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là 250.860.814.622 đồng. Như vậy so với nhu cầu vốn lưu động thực tế, công ty đã dự đoán thừa 21.237.950.810 đồng tương đương với 8,46%. Nguyên nhân là do trong năm 2015 doanh thu thuần đạt được cao hơn mức dự kiến (doanh thu thuần dự kiến năm 2015 là 2.204.000.000.000 đồng, doanh thu thuần đạt được năm 2015 là 2,268,004,349,757 đồng tức là đã dự báo thấp hơn so với thực tế là 64.004.349.757 đồng tương đương 2,82%), và số vòng quay VLĐ dự kiến cao hơn so với thực tế (dự kiến là 8,1 vòng/ năm nhưng thực tế chỉ đạt 7,68 vòng/năm tức là dự kiến cao hơn 0,42 vòng tương đương 5,47%).

Cách xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp như trên tương đối giản đơn, tính chính xác của phương pháp này chưa cao bởi các số liệu để tính tốn chủ yếu là số liệu dự đốn. Năm 2015 cơng ty đã xác định thừa vốn lưu động tuy nó khơng nguy hiểm như xác định thiếu làm gián đoạn kinh doanh, nhưng xác định thừa lại làm cho lãng phí nguồn vốn, tăng chi phí sử dụng vốn, gây ra gánh nặng nợ cho công ty. Tuy nhiên mức chênh lệch là ko

lớn (nhu cầu vốn dự đoán cao hơn 8,46% là chấp nhận được) vì vậy cơng ty có thể tiếp tục sử dụng phương pháp này để dự báo nhu cầu vốn lưu động trong những năm sau.

2.2.4. Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền

Tiền là một bộ phận không thể thiếu trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc quản trị vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Tình hình quản trị vốn bằng tiền của côgn ty hiện nay như sau:

- Công ty chưa áp dụng một phương pháp cụ thể để xác định lượng tiền tồn quỹ mục tiêu.

- Công ty chưa thực hiện công việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm .

- Công tác quản lý các khoản phải thu, chi tiền mặt khá chặt chẽ. Cụ thế: + Các khoản tiền chi ra đều phải thông qua ý kiến của tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc trước khi rút tiền và phải có đầy đủ chứng từ như hóa đơn, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán…

+ Thường xuyên tiến hành kiểm quỹ tiền mặt, kiểm tra đối chiếu sổ chi tiết tiền mặt với sổ quỹ dưới sự giám sát của ban lãnh đạo công ty.

+ Theo dõi quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh tốn.

+ Các khoản vay vốn kinh doanh phải làm theo các chỉ tiêu đã được giám đốc phê duyệt.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty cổ phần kim khí hà nội (Trang 80 - 86)